Việt Nam - New Zealand đàm phán đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương

Quan hệ thương mại song phương giữa New Zealand và Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây khi hai nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thực hiện chuyến thăm chính thức tại Việt Nam từ ngày 14-17/11. Nhân chuyến thăm, Thủ tướng Ardern đã dẫn đầu một phái đoàn thương mại New Zealand nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tăng cường với Việt Nam, nền kinh tế được nhận định là thị trường đang nổi ở Đông Nam Á. 

Tháp tùng Thủ tướng Ardern tới Việt Nam có Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu Damien O’Connor cùng phái đoàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Kiwi. 

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Thương mại hiện được xem là điểm nhấn trong chương trình nghị sự giữa Việt Nam và New Zealand với mục tiêu đạt tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2024 là 2 tỉ USD. 

Thành tựu hợp tác thương mại giữa Việt Nam và New Zealand được vun đắp suốt nhiều năm qua giữa hai đảng và hai chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. 

Vào năm 2021, New Zealand có tổng cộng 42 dự án FDI ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là khoảng 209,5 triệu USD. Trước đó, vào năm 2019, New Zealand có 32 dự án FDI ở Việt Nam. 

Hoạt động đầu tư của New Zealand ở Việt Nam trải rộng trên nhiều lĩnh vực bao gồm bất động sản, giáo dục, sản xuất và chế tạo. 

Trong chuyến thăm tới Việt Nam, phái đoàn thương mại của Thủ tướng New Zealand Ardern gồm có đại diện của ít nhất 18 doanh nghiệp trong ngành tư vấn, hàng không và sản xuất.  

Hợp tác thương mại giữa New Zealand và Việt Nam đang được thực hiện theo 3 thỏa thuận khu vực chủ chốt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Ngoài ra, Việt Nam và New Zealand còn đang tham gia thảo luận Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Đây là khuôn khổ được Mỹ đưa ra tại Tokyo và là khuôn khổ kinh tế mới giữa Mỹ và 13 quốc gia châu Á. Khuôn khổ là nỗ lực mới nhằm điều chỉnh mối liên kết giữa Mỹ và các nước châu Á - Thái Bình Dương. Là một khuôn khổ mở, nên thành công của IPEF vẫn còn bỏ ngỏ vì không có điều khoản thương mại hoặc cắt giảm thuế quan đối với các hoạt động thương mại.

Tính tới cuối tháng Sáu năm nay, hàng hóa xuất khẩu từ New Zealand sang Việt Nam đã đạt 624 triệu USD tăng từ con số 546 triệu USD vào năm 2020. 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của New Zealand 

Với điều kiện khí hậu mát mẻ và không khí trong lành, New Zealand nổi tiếng là một trong số những nước có các sản phẩm làm từ sữa chất lượng cao nhất thế giới. 

Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia tiêu thụ sữa lớn, nhưng ngành công nghiệp sữa trong nước chỉ đáp ứng được 40 – 50% nhu cầu tiêu dùng. 

Hai yếu tố này kết hợp với nhau đã giúp New Zealand đẩy mạnh các sản phẩm làm từ sữa. Vào năm 2021, sữa, trứng, mật ong và nhiều mặt hàng thực phẩm khác đã chiếm hơn 1/2 tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa 485 triệu USD của New Zealand sang Việt Nam. 

Nguồn nguyên liệu thiên nhiên dồi dào của New Zealand cũng là một trong những trọng tâm trong hoạt động thương mại giữa Việt Nam và New Zealand. 

Vào năm 2021, các sảm phẩm xuất khẩu gỗ từ New Zealand sang Việt Nam là hơn 107 triệu USD, chiếm hơn 10% tổng giá trị xuất khẩu của New Zealand tới Việt Nam. 

Theo đó, vào năm 2021, 5 nhóm mặt hàng xuất khẩu chính từ New Zealand sang Việt Nam gồm các sản phẩm sữa, trứng, mật ăn và thực phẩm đạt giá trị hơn 485 triệu USD; hoa quả, hạt, dưa là hơn 133 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ 107 triệu USD; chế phẩm thực phẩm tổng hợp đồng nhất là 64 triệu USD; sắt thép hơn 30 triệu USD. 

Bên cạnh đó, New Zealand còn nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục đẳng cấp quốc tế, và nhận được sự ưu ái của cộng đồng sinh viên trên khắp thế giới. 

Vào năm 2015, 5.000 sinh viên quốc tế tại New Zealand là công dân Việt Nam. Con số này đã giảm xuống còn 2.000 sinh viên trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 lây lan. 

Trong chuyến thăm tới Việt Nam, Thủ tướng New Zealand Ardern cũng đã bày tỏ hy vọng có thể tiếp tục được đón số lượng du học sinh Việt Nam sang học tập nhiều hơn trong thời gian tới. 

Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand

Tính tới cuối tháng Sáu năm nay, giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang New Zealand đạt 824 triệu USD mà trong số này mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thiết bị điện và điện tử, cùng giày dép và dịch vụ thương mại. 

Liên quan tới thiết bị điện và điện tử, Việt Nam đã xuất khẩu sang New Zealand số hàng hóa trị giá hơn 230 triệu USD vào năm 2020.

Trong lĩnh vực giày dép, Việt Nam giữ vị trí là nhà xuất khẩu lớn thứ 3. Theo đó, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 tỷ đôi giày mỗi năm bao gồm sang New Zealand. Vào năm 2020, Việt Nam xuất sang New Zealand số lượng giày trị giá 40 triệu USD. 

Nhờ nét văn hóa độc đáo và ngành du lịch phát triển nhanh chóng, Việt Nam đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách đến từ New Zealand với số lượng là 28.000 người vào năm 2019

Top 5 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang New Zealand trong năm 2020 gồm thiết bị điện và điện tử trị giá 230 triệu USD; giày dép là 39 triệu USD; máy móc, lò phản ứng hạt nhân hơn 30 triệu USD; nội thất, thiết bị chiếu sáng, tòa nhà tiền chế là 29 triệu USD; hoa quả, hạt và dưa là 19 triệu USD. 

Cơ hội cho Việt Nam và New Zealand

Bộ Ngoại giap và Thương mại New Zealand (MFAT) nhận định thực phẩm, hàng hóa và công nghệ đang là những lĩnh vực tăng trưởng chủ chốt đối với các doanh nghiệp New Zealand tại Việt Nam. 

Theo đánh giá của MFAT, chuỗi thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và tạo ra “các cơ chế thị trường sản phẩm có giá trị đối với các nhà xuất khẩu”. Điều này giúp các mặt hàng của New Zealand tới tay người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng hơn. 

Đây cũng là cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu quả kiwi của New Zealand sang Việt Nam. 

Cũng theo MFAT, các loại hàng hóa như gỗ và nhôm cũng đang đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Lĩnh vực công nghệ hiện là điểm sáng cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp New Zealand tại Việt Nam.

Một số hình ảnh về chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tới Việt Nam: 

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !