Việt Nam nằm trong số 12 nước mới trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia mới trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Hôm 11/10, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã bỏ phiếu bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025, và Việt Nam nằm trong số 12 nước mới trúng cử. 

Theo UN News, tại trụ sở LHQ ở thành phố New York của Mỹ, sau khi tiến hành kiểm phiếu, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Csaba Kőrösi công bố ngoài Đức và Sudan tái trúng cử nhiệm kỳ thứ hai, 12 quốc gia mới trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025 gồm Algeria, Bangladesh, Bỉ, Chile, Costa Rica, Georgia, Kyrgyzstan, Maldives, Morocco, Romania, Nam Phi và Việt Nam. Nhiệm kỳ kéo dài 3 năm của 14 nước sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 1/1/2023. 

Một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Brussels Times)

Hội đồng Nhân quyền LHQ là cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống LHQ nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn cầu. 

Các nước thành viên LHQ tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, và số ghế được phân bổ theo nhóm khu vực như các nước châu Phi là 13 ghế, châu Á – Thái Bình Dương 13 ghế, Đông Âu 6 ghế, Mỹ La tinh và Caribbe 8 ghế, Tây Âu là 7 ghế. 

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Kőrösi cho hay Nam Phi xếp thứ 1 trong nhóm các nước châu Phi khi nhận được 182 phiếu ủng hộ và theo sau là Algeria (178), Morocco (178), và Sudan (157).

Tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Bangladesh nhận được 160 phiếu ủng hộ, theo sau là Maldives (154), Việt Nam (145), Kyrgyzstan (126),  Hàn Quốc (123); Afghanistan (12), Bahrain (1), Mông Cổ (1).

Còn tại Đông Âu, Georgia nhận được 178 phiếu và Romania (176). 

Khu vực Mỹ La tinh và Caribbe, có Chile nhận 144 phiếu, Costa Rica (134) và Venezuela (88).

Cuối cùng, nhóm Tây Âu có Bỉ nhận 169 phiếu, Đức (167) và San Marino (1).

Mỗi nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ thực hiện nhiệm kỳ 3 năm, và có quyền tham gia tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ mới được bắt đầu vào ngày 1/1 năm sau. 

Hiện tại, Hội đồng Nhân quyền LHQ có 47 quốc gia thành viên đan xen giữa các nhiệm kỳ gồm Argentina, Armenia, Benin, Bolivia, Brazil, Cameroon, Trung Quốc, Côte d’Ivoire, Cuba, Cộng hòa Séc, Eritrea, Phần Lan, Pháp, Gabon, Gambia, Đức, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan, Libya, Lithuania, Luxembourg, Malawi, Malaysia, quần đảo Marshall, Mauritania, Mexico, Montenegro, Namibia, Nepal, Hà Lan, Pakistan, Paraguay, Ba Lan, Qatar, Hàn Quốc, Nga, Senegal, Somalia, Sudan, Ukraine, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Anh, Mỹ, Uzbekistan và Venezuela.

Vào ngày 6/12/2021, ông Federico Villegas người Argentina đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ trong năm 2022. 

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu 45 năm Việt Nam gia nhập LHQ, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan LHQ như thành viên Hội đồng khai thác Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) nhiệm kỳ 2022 - 2025, Hội đồng Thống đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 2021 - 2023, các cơ quan điều hành và chuyên môn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2017 - 2021 và 2023 - 2027, một số cơ chế của LHQ như Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ủy ban pháp lý và kỹ thuật của Cơ quan quyền lực đáy đại ương (LTC) nhiệm kỳ 2023 - 2027. Gần nhất là vào ngày 11/10, Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. 

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !