Việt Nam kêu gọi HĐBA tăng cường giải quyết nạn đói do xung đột

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bàn thảo về phương thức hỗ trợ người dân sinh sống trong các vùng xung đột đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. 

Phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) hôm 11/3, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh thế giới đang chứng kiên nạn đói hoành hành ở nhiều khu vực xảy ra xung đột.

Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19. Do đó, nếu thế giới không hành động ngay lập tức, hàng triệu người từ Sahel cho tới Afghanistan có thể đứng trước bờ vực bị đói nghiêm trọng và có thể dẫn đến hàng loạt ca tử vong trong năm nay.

{keywords}
Việt Nam kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tăng cường giải quyết nạn đói do xung đột trong phiên họp trực tuyến hôm 11/3. (Ảnh: UN Multimedia)

Lời cảnh báo được ông Guterres đưa ra ngay khi bắt đầu phiên họp trực tuyến của HĐBA LHQ về vấn nạn mất an ninh lương thực do xung đột. cuộc họp diễn ra sau khi Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) kêu gọi huy động nhiều nguồn lực để phân bổ gấp 5,5 tỉ USD hỗ trợ cho 34 triệu dân thường trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở các mức độ khác nhau.

“Ngày hôm nay, tôi muốn đưa ra một thông điệp đơn giản là nếu như chúng ta không cứu đói cho người dân, chúng ta đang nuôi dưỡng xung đột”, ông Guterres nhấn mạnh.

Theo thống kê cho tới cuối năm 2020, thế giới có hơn 88 triệu người thiếu lương thực trầm trọng do xung đột và bất ổn, tăng 20% so với năm 2019. Hơn 30 triệu người đứng bên bờ vực nạn đói và đi cùng với đó là tình trạng suy dinh dưỡng. Những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi tình trạng này là Sahel, vùng sừng châu Phi, Nam Sudan, Yemen và Afghanistan.

Cũng theo ông Guterres, phụ nữ và bé gái là những đối tượng chịu tổn thương kép khi phải đi sơ tán và đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và nuôi con. Đặc biệt, tình hình ở Tigray, Ethiopia càng đáng quan ngại khi bất ổn an ninh và xung đột đang cản trở mùa thu hoạch.

Ngoài ra, ông Guterres cho hay trong năm 2020, Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia hứng chịu khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất trên thế giới khi có tới 21,9 triệu người bị đói cấp giữa tháng 7 – 12/2020. Còn tại Yemen, nơi 16 triệu người đang phải đối mặt với mất an ninh lương thực mà trong số này một nửa là trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng trong năm nay. Tại Nam Sudan, 60% dân số ngày càng bị đói trong khi giá cả lương thực quá cao. Cụ thể, giá một đĩa cơm và đậu ở Nam Sudan cao hơn 180% so với mức lương trung bình mỗi ngày hay nói cách khác có giá khoảng 400 USD ở New York.

Giám đốc WFP là ông David Beasley cũng đã nhắc lại lời cảnh báo về nguy cơ xảy ra “đại dịch đói” bên cạnh “đại dịch Covid-19”. Ông Beasley nhấn mạnh, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các thảm họa này, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng người dân đang đứng trước nạn đói ở Yemen, Syria và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tại Nghị quyết 2417 (2017), HĐBA từng khẳng định xung đột vũ trang và bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói. Từ đầu năm 2020, HĐBA đã tổ chức hai cuộc họp xem xét về nguy cơ gây ra nạn đói do xung đột ở một số nước như Yemen, Nam Sudan, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Somalia, Tigray và Afghanistan.

Mỹ, nước Chủ tịch HĐBA trong tháng 3/2021 cũng đã lên tiếng nhấn mạnh có tới 70% dân số Yemen đang cần hỗ trợ lương thực. Tình trạng ở Ethiopia đang rất đáng quan ngại khi mà các kho dự trữ lương thực đã cạn kiệt và số người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng không ngừng gia tăng.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định HĐBA cần tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói do xung đột. Đại sứ kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực và các nhà tài trợ duy trì đóng góp cho các chương trình cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ các nước tăng năng lực bảo vệ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và xây dựng hệ thống lương thực bền vững giúp người dân có thể tiếp cận lương thực an toàn và đủ dinh dưỡng. Đại sứ cho rằng, LHQ cần có giải pháp tổng thể, trong đó tập trung ngăn ngừa, chấm dứt xung đột, xây dựng hòa bình bền vững; khắc phục các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, thúc đẩy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và giải quyết xung đột trong khu vực.

Minh Thu

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !