Xu hướng sống riêng ở người cao tuổi

Sống riêng không chỉ mang lại cho người giàsự vui vẻ mà còn giảm bớt các mâu thuẫn gia đình, giúp người già nâng cao sức khỏe, bình an hơn.

Từ ngày xưa người dân luôn quan niệm rằng trẻ cậy cha, già cậy con nên người già thường có xu hướng sống cùng với con cái. Nhưng thực tế theo các nghiên cứu, người già đang có xu hướng sống tách biệt với con cháu. 

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Đăng – Long Biên, Hà Nội, 78 tuổi, còn đi mua nhà riêng. Ông Đăng cho biết căn nhà của ông sống chung với con cháu nhưng vì khác biệt giữa các thế hệ nên đôi khi cũng có mâu thuẫn. Vợ chồng ông quyết định bán nhà đang ở với 3 thế hệ và chia cho các con. Khi bàn bạc nhiều người góp ý ông bà tuổi cao nên sống chung với một người con. Nhưng ông Đăng đã không đồng ý và quyết định mua nhà riêng cho hai vợ chồng.

Ông Đăng chọn mua căn hộ gần nhà con trai út, cách nhà con gái khoảng 3 km. Từ khi ra ở riêng, ông bà tìm niềm vui của riêng mình. Ông Đăng tích cực tham gia vào câu lạc bộ hưu trí ở phường, hội chữ thập đỏ. Còn vợ ông thì tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh của tổ dân phố. Trước đây, ở chung với con cháu lúc nào ông bà cũng bận rộn nấu ăn, dọn nhà cho các con đi làm, một ngày xoay vần đều là việc không tên, không có thời gian tìm niềm vui cho tuổi già.

Ảnh minh hoạ 

Việc ở riêng để các con, cháu tự lập lo cho chính gia đình của mình. Ông Đăng cho biết đến ngày giỗ, lễ tết, sinh nhật ba mẹ, ngày của bố, ngày của mẹ hay có cuối tuần các con lại tụ tập về nhà ông bà để cùng nấu ăn, gia đình quây quần, mọi người đều rất vui vẻ. Nhà của cha mẹ già luôn là trung tâm. Từ khi ở riêng thì mọi mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình đều được hóa giải.

Bà Lê Thị Nguyệt (quận 9, TP. HCM) cũng sống riêng không ở chung con cái. Bà Nguyệt ở một mình và tìm niềm vui tuổi già với những người bạn già xung quanh. Vài năm trước, khi ở chung với con dâu mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu luôn căng thẳng.

Mỗi ngày dù chân đau, gối mỏi bà vẫn phải cố gắng đi chợ, lo ngày hai bữa cơm cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa, quần áo do con cháu bày bừa ra. Việc cơm nước cho con cháu nhiều khi cơm không lành, canh không ngọt nên con bà Nguyệt quyết định ra ở riêng. Ban đầu, các con ra ở riêng mọi người trong họ cũng xì xèo nhưng rồi gia đình yên ấm hơn, cuối tuần con cháu mới về nhà chỉ còn tiếng cười vui vẻ không còn những lời cãi vã như trước. Bà Nguyệt tiếc là không ở riêng từ nhiều năm trước.

Theo thống kê của Viện dân số sức khỏe và gia đình công bố năm 2020 khi làm nghiên cứu khảo sát trên 6.000 người cao tuổi thì có 19% người cao tuổi sống riêng hai vợ chồng, 8,6% người cao tuổi ở một mình, trong đó hơn 1 nửa họ ở gần con cái như sống cùng phường, cùng xã để tiện đi lại, chăm sóc. Việc cha mẹ ở riêng gần với con cái được cho là mô hình tốt con cháu vừa chăm sóc được cha mẹ, vừa tạo không gian riêng cho khoảng cách giữa các thế hệ.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa (nguyên giảng viên trường Đại học Văn Hóa, Hà Nội), hiện nay xu hướng người già sống riêng không chỉ ở các thành phố mà ở cả vùng nông thôn. Với sự phát triển của xã hội thì việc người già ở riêng là điều tất yếu. Con cháu của họ đều là công dân toàn cầu sống ở nhiều nơi và người già cũng tự lập cho mình. Để có thể sống riêng an nhàn, vui vẻ thì người già cần chuẩn bị cho mình cả về mặt kinh tế tài chính.

Ông Hòa cho biết bối cảnh xã hội thay đổi hiện nay người già đã thích ứng với sự thay đổi đó. Nhiều người già đang độc lập về kinh tế nên họ muốn có không gian tự do và thích sống riêng là điều bình thường. Họ không cần con cái phải ở bên cạnh mình, chăm sóc cho mình. 

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, cứ 2 người già thì có 1 người già sống không hạnh phúc với con cháu nên việc ở riêng là một giải pháp giúp người già sống vui vẻ hơn, người già không còn nhu cầu can thiệp vào đời sống của các con nên họ không bị dính mắc vào cuộc sống riêng của con.

Khánh Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.