Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Bí Thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết, Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, hội đủ các yếu tố để phát triển cả nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là kinh tế biển. 

Bên cạnh hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú, tỉnh Kiên Giang còn có bờ biển dài hơn 200km, vùng biển rộng hơn 63.000km2, đa dạng về chủng loại hải sản có giá trị kinh tế cao; ngoài ra, còn có nhiều di tích, danh thắng về biển, đảo độc đáo, đặc biệt là Phú Quốc - thành phố biển, đảo đầu tiên của Việt Nam... Đó là những điều kiện thuận lợi để tỉnh Kiên Giang phát triển kinh tế biển.

Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200km, vùng biển rộng hơn 63.000km2, đa dạng về chủng loại hải sản có giá trị kinh tế cao

Để khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế, trong nhiều năm qua, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang luôn xác định trọng tâm lấy phát triển kinh tế biển làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh. 

Vì vậy, Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành và chỉ đạo các địa phương ven biển xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch bám sát các nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế biển, phù hợp với thực tế của địa phương nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.  Đến nay, kinh tế biển của Kiên Giang phát triển khá toàn diện, giá trị tăng trưởng kinh tế biển chiếm 79,76% tổng giá trị GRDP của tỉnh.

Trên cơ sở đặc trưng về sinh thái, văn hóa của từng khu vực, địa phương, tỉnh Kiên Giang xác định 4 vùng du lịch trọng điểm: Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá và vùng phụ cận (Hòn Đất - Kiên Hải), U Minh Thượng để tập trung đầu tư, nhờ đó những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, biển, đảo được khai thác hiệu quả hơn. 

Riêng thành phố Phú Quốc sở hữu hàng loạt các bãi biển đẹp trải dài từ phía Nam đến phía Bắc của đảo, khi được quan tâm đầu tư đúng mức, thành phố đã có nhiều bãi biển được xếp vào nhóm những bãi biển đẹp nhất thế giới như Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Kem... 

Đối với ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, Kiên Giang cũng đã đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững.

Theo thống kê, đến đầu năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 9.800 tàu khai thác thủy sản, chiếm hơn 10% cả nước. Sản lượng khai thác trung bình hằng năm đạt 585.00 tấn, chiếm khoảng 16% tổng sản lượng khai thác của cả nước và trên 40% sản lượng khai thác của vùng. 

Tỉnh tiếp tục phát triển nghề nuôi thủy hải sản trên biển, với nhiều mô hình hay và cách làm sáng tạo, nhất là mô hình nuôi xen kết hợp tôm - cua; tôm sú - tôm càng xanh; mô hình nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè trên vùng biển quần đảo Nam Du; nuôi sò huyết bãi bồi và dưới tán rừng phòng hộ ven biển vùng An Minh, An Biên; ươm giống, nuôi thương phẩm cá chim vây vàng quy mô công nghiệp trong lồng nhựa HPDE tại Phú Quốc... 

Tỉnh Kiên Giang còn có lợi thế nuôi và chế tác ngọc trai, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trồng và chế biến rong biển, nuôi và chế biến hải sâm, cầu gai... mang lại giá trị kinh tế cao. 

Điểm sáng trong phát triển kinh tế biển là tỉnh Kiên Giang đã đề ra nhiều giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng ven biển và hải đảo, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống nhân dân. 

Dịch vụ lặn biển ngắm san hô ở biển Phú Quốc được nhiều khách du lịch ưa thích

Nhiều dự án, công trình, khu đô thị biển, ven biển được đầu tư và đưa vào sử dụng, như cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; mạng lưới điện quốc gia ra các đảo Phú Quốc, Kiên Hải; hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé và đang nâng cấp hệ thống cống, đê biển từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa (An Minh); kết cấu hạ tầng các đô thị biển, như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc tăng cường đầu tư phát triển để tạo động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển... Các dự án đã và đang triển khai sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển khu vực hành lang kinh tế phía Tây Nam.

Phát triển bền vững không gian biển gắn với kinh tế biến 

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, phát triển đô thị biển mang đặc trưng của Kiên Giang, mở rộng phát triển không gian đô thị về biển đối với TP Rạch Giá, TP Hà Tiên…

Việc quy hoạch không gian biển sẽ tạo động lực cho Kiên Giang thiết lập phương án sử dụng không gian biển, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

Đồng thời sẽ đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng biển.

Quy hoạch bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn biển và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hải đảo, tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, vùng Tây Nam bộ, trong đó có tỉnh Kiên Giang bền vững, tăng trưởng xanh, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Nguyễn Hải

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Xây dựng thành phố biển văn minh, thân thiện

Nâng cao văn hóa, văn minh, hình ảnh công dân đô thị du lịch để đưa hình ảnh du lịch Sầm Sơn vươn xa.

Đang cập nhật dữ liệu !