Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022
Theo đó, áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với già hóa dân số tại Việt Nam thông qua việc triển khai thực hiện Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ứng phó với già hóa dân số theo mô hình Tsuyama, Nhật Bản” giai đoạn 2022-2024 được đánh giá là 1 trong 5 dấu ấn nổi bật.
Cụ thể: Ngày 21/3/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 668/QĐ-BYT phê duyệt Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ứng phó với già hóa dân số theo mô hình Tsuyama, Nhật Bản”.
Dự án được triển khai mở rộng tại 05 tỉnh/Tp Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Phú Thọ và Thanh Hóa với mục tiêu: “Tăng cường hệ thống thực hiện ứng phó với việc già hóa dân số tại Việt Nam thông qua thực hiện chương trình chăm sóc dự phòng cho người cao tuổi một cách bền vững tại địa bàn dự án bằng kinh nghiệm triển khai các bài thể dục phòng tránh ngã của Nhật Bản”.
Cùng với dấu ấn trên là các hoạt động: Triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chuyển đổi số trong công tác dân số được đẩy mạnh triển khai; Sự kiện Dân số thế giới đạt 8 tỷ người với chủ đề: "8 tỉ người: Một thế giới với những tiềm năng vô hạn" và Đổi Sổ Ghi chép ban đầu về dân số (Đổi Sổ A0). Triển khai Thông tư số 01/2022/TT-BYT ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế Quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số phục vụ quản lý và điều hành công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn mới.
Mạnh Hùng