Dành nhiều thời gian trên các nền tảng ảo khiến trẻ dễ bị dụ dỗ, lừa gạt
Unicef cảnh báo việc dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ em dễ bị bóc lột tình dục, dụ dỗ và lừa gạt vì những kẻ xấu đang tìm cách lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học và gia đình đang phải làm quen với việc học online thông qua các ứng dụng công nghệ, thậm chí là mạng xã hội.
Hiệu quả và sự tiện lợi của hình thức học tập này cũng đi kèm với những rủi ro tiềm tàng khi trẻ dành thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều hơn.
Theo đó, đã xảy ra tình huống các lớp học trực tuyến của một số trường bị người lạ vào quấy phá, gây ồn ào hoặc gửi những hình ảnh phản cảm là minh chứng rõ ràng của việc cần phải nâng cao kỹ năng bảo vệ trẻ em trong các hoạt động trên không gian mạng.
Báo cáo của Unicef năm 2020 cho thấy hàng triệu trẻ em tăng nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng trong thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19.
“Đại dịch do vi-rút corona gây ra dẫn đến tăng thời gian người sử dụng nhìn vào màn hình các thiết bị hơn bao giờ hết,” nhận định của Tiến sỹ Howard Taylor, Tổng Giám đốc Điều hành Hợp tác Toàn cầu Chấm dứt Bạo lực.
Thiếu giao tiếp trực tiếp với bạn bè và bạn trai/bạn gái có thể dẫn đến những hành vi có nguy cơ cao như gửi hình ảnh gợi tình, trong khi đó tăng thời gian lên mạng không kiểm soát có thể khiến trẻ em tiếp xúc với những nội dung độc hại, bạo lực cũng như tăng nguy cơ bị bắt nạt trên mạng. |
“Trường học đóng cửa, các biện pháp cách ly nghiêm ngặt khiến cho ngày càng nhiều gia đình phụ thuộc vào công nghệ và các giải pháp số để duy trì việc học tập của con cái, giải trí và kết nối với thế giới bên ngoài, nhưng không phải trẻ em nào cũng có kiến thức, kỹ năng và nguồn lực cần thiết để bảo vệ bản thân an toàn trên mạng”, TS Howard Taylor thông tin.
Theo đó, đã có hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi việc trường học đóng cửa trên toàn thế giới. Nhiều học sinh giờ đây học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng.
Unicef cảnh báo việc dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ em dễ bị bóc lột tình dục, dụ dỗ và lừa gạt vì những kẻ xấu đang tìm cách lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19. Thiếu giao tiếp trực tiếp với bạn bè và bạn trai/bạn gái có thể dẫn đến những hành vi có nguy cơ cao như gửi hình ảnh gợi tình, trong khi đó tăng thời gian lên mạng không kiểm soát có thể khiến trẻ em tiếp xúc với những nội dung độc hại, bạo lực cũng như tăng nguy cơ bị bắt nạt trên mạng.
“Trong đại dịch Covid-19, cuộc sống của hàng triệu trẻ em đang tạm thời bó hẹp trong gia đình và màn hình. Chúng ta cần hỗ trợ trẻ em thích ứng với thực tế mới này,” Tổng Giám đốc Điều hành Unicef, Bà Henrietta Fore, nhận định.
Theo bà Henrietta Fore, “các chính phủ và ngành công nghệ thông tin truyền thông chung tay đảm bảo an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên trên mạng bằng việc tăng cường tính năng đảm bảo an toàn và các công cụ mới giúp cha mẹ và giáo viên có thể dạy cho con và học sinh sử dụng internet một cách an toàn.”
Để giúp cho con em mình không gặp phải rắc rối khi tham gia vào môi trường mạng, Unicef tại Việt Nam khuyến cáo các bậc phụ huynh cần:
1. Tạo nguyên tắc: Trao đổi với trẻ để cùng đưa ra nguyên tắc khi sử dụng Internet và điện thoại di động như:
Không sử dụng điện thoại di dộng trong phòng ngủ.
Kiểm soát thời gian các em sử dụng mạng cho mục đích giải trí.
Đặt các thiết bị truy cập mạng trong không gian chung của gia đình.
2. Sử dụng giải pháp công nghệ :
Cài đặt thiết bị, phần mềm chống, chặn, lọc nội dung người lớn, xấu, độc, không phù hợp với trẻ em.
Theo dõi lịch sử truy cập mạng hoặc sử dụng ứng dụng của con em để nhắc nhở, chỉ dẫn phù hợp.
3. Cùng trao đổi, chia sẻ: Điều quan trọng nhất của mọi giải pháp, hãy trao đổi cởi mở, trò chuyện với con để:
Biết được con thường truy cập, sử dụng nội dung nào và vì sao.
Hướng dẫn con cách kết bạn, giao tiếp.
Hướng dẫn con cần chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo ngay khi gặp rắc rối trên mạng.
Gọi tổng đài 111 nếu chính cha mẹ, người chăm sóc trẻ em cảm thấy bối rối, khó giải quyết, chưa tìm được giải pháp tháo gỡ.
H. Anh