Việt Nam lên tiếng trong cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ bàn về tình hình ở Palestine

Việt Nam đề nghị các bên kiềm chế tối đa để bảo vệ dân thường trong cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ bàn về tình hình ở Palestine. 

Vào sáng ngày 27/5, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) đã tiến hành Phiên họp đặc biệt về tình hình nhân quyền nghiêm trọng tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng bao gồm Đông Jerusalem.

Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và theo yêu cầu của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và của Palestine cùng với sự ủng hộ của 20 nước thành viên và 43 nước quan sát viên.

{keywords}
Xung đột giữa Israel và Palestine kéo dài 11 ngày trong tháng Năm. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu tại Phiên họp, Cao ủy Nhân quyền LHQ, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và đại diện 87 quốc gia, tổ chức quốc tế, trong đó có 10 quốc gia phát biểu ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, đều bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình bạo lực leo thang, việc sử dụng quá mức vũ khí sát thương làm nhiều dân thường của cả Palestine và Israel thương vong, kêu gọi tìm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột trên cơ sở hai nhà nước Palestine và Israel cùng tồn tại trong hòa bình và an ninh.

Các nước hoan nghênh và kêu gọi các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được hôm 24/5, sau khi xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở Palestine bùng phát vào ngày 13/5, cũng như kiềm chế tối đa để bảo vệ dân thường và các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Ngoài ra, các nước cũng kêu gọi tiến hành cuộc điều tra quốc tế độc lập về các vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền LHQ nhấn mạnh, nói Israel có thể đã gây ra tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột dài 11 ngày với Hamas.

Bà Bachelet đồng thời kêu gọi Israel cho phép tổ chức một cuộc điều tra độc lập về các hoạt động quân sự trong cuộc chiến vừa qua. Bà Bachelet cũng cho rằng việc Hamas bắn tên lửa bừa bãi trong cuộc xung đột cũng là hành vi vi phạm rõ ràng các quy tắc chiến tranh.

Sau đó, Cơ quan Nhân quyền LHQ đã thông qua nghị quyết tăng cường giám sát cách Israel đối xử với người Palestine. Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng đã đồng ý tổ chức cuộc điều tra về những hành vi phạm tội trong 11 ngày giao tranh đẫm máu ở dải Gaza.

Trong phiên họp, các nước Ả Rập và Hồi giáo cũng đã lên án mạnh mẽ các hành động quân sự của Israel và coi hành động của Israel là hành động xâm lược chống lại người dân Palestine, đồng thời kêu gọi cộng động quốc tế tiến hành điều tra để buộc Israel chịu trách nhiệm vì những hành động xâm lược của mình.

Về phía Việt Nam, đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva phát biểu bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng, bạo lực và xung đột vũ trang gây thương vong cho dân thường cả hai bên Palestine và Israel thời gian gần đây và về tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại các vùng lãnh thổ Palestine do xung đột gây ra, nhất là tại Gaza, tác động tiêu cực đến khả năng người dân Palestine thụ hưởng các quyền cơ bản của con người.

Đại diện Phái đoàn Việt Nam khẳng định Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt hoàn toàn bạo lực, trong đó có các hành động bạo lực không phân biệt, bất cân xứng từ Israel, đề nghị các bên kiềm chế tối đa để bảo vệ dân thường và các cơ sở hạ tầng thiết yếu; kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo, trong đó có việc ủng hộ hoạt động của Cơ quan của LHQ về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), để giúp người dân Palestine sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, đại diện Phái đoàn Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam ủng hộ giải pháp hai Nhà nước, trong đó có việc Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967 và Đông Jerusalem là Thủ đô của Palestine, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của LHQ.

Trong điều kiện và khả năng cho phép, Việt Nam sẽ tích cực đóng góp cho nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Trung Đông bao gồm giải quyết vấn đề Israel - Palestine.

Minh Thu

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !