Thỏa thuận JETP trị giá 15,5 tỉ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

Bằng việc tham gia thỏa thuận JETP, Việt Nam nhận được khoản hỗ trợ 15,5 tỉ USD để thực hiện quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

Việt Nam cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). 

Thỏa thuận JETP được thống nhất giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italy, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch và EU nhân chuyến tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Cấp cao EU - ASEAN diễn ra tại Bỉ.

Việt Nam tham gia thỏa thuận JETP để thực hiện quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. (Ảnh minh họa)

JETP sẽ huy động 15,5 tỉ USD nguồn tài chính từ khối tư nhân và chính phủ trong 3 - 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam khỏi điện than.

Thỏa thuận JETP được đánh giá sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu trung hòa carbon đầy tham vọng vào năm 2050, đẩy nhanh việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

Việt Nam là quốc gia thứ 3 sau Nam Phi và Indonesia ký thỏa thuận này với các đối tác quốc tế.

Sự gia tăng sản lượng carbon thường gắn liền với sự phát triển kinh tế, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Năm 2009, Việt Nam tạo ra 1,5 tấn carbon trên đầu người. Mười năm sau, con số đó đã tăng hơn gấp đôi lên 3,5 tấn, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). 

Do đó, để giảm lượng khí thải carbon nhưng vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh sẽ là chìa khóa quan trọng.

Hiệp định JETP là gì?

JETP là một thỏa thuận giữa các nước phát triển và đang phát triển, mà trong đó nước phát triển cung cấp kinh phí để nước đang phát triển thực hiện quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Khoản tài trợ này ở dạng trợ cấp, cho vay lãi suất thấp và đầu tư do cả khu vực công và tư nhân cung cấp.
JETP là một mô hình tài trợ mới được tạo ra để giúp Nam Phi, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Senegal chuyển đổi từ năng lượng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch theo cách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng của mỗi quốc gia.

Việt Nam đã có một thời gian theo đuổi hỗ trợ tài chính quốc tế cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, và đã có những đề nghị được đưa ra trước đó. Điển hình, một thỏa thuận trị giá 5 tỉ USD đã được đưa ra bàn ngay trước COP27, song Việt Nam đã từ chối lời đề nghị này để tìm kiếm một thỏa thuận lớn hơn.

Các bên tham gia JETP 

Thỏa thuận JETP của Việt Nam và nhóm đối tác quốc tế (IPG) gồm: EU, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Canada, Đan Mạch và Na Uy.

Trong đó khoản hỗ trợ 15,5 tỉ USD trong khuôn khổ thỏa thuận JETP được huy động  tài chính từ khu vực công và tư nhân trong vòng 3 - 5 năm tới.

Tài chính công sẽ chiếm một nửa số tiền được cung cấp là 7,75 tỉ USD từ các quốc gia thành viên của hiệp định JETP. Số 7,75 tỉ USD còn lại sẽ được khu vực tư nhân cung cấp mà dẫn đầu là GFANZ, liên minh các tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới về giảm phát thải.

Ba mục tiêu chính của JETP 

Đầu tiên, giảm khối lượng phát thải do ngành điện tạo ra. Trước khi có hiệp định JETP, Việt Nam đã lên kế hoạch đạt mức cao nhất về số tấn carbon dioxide tương đương (MtCO2e) thải vào khí quyển do điện tạo ra vào năm 2035 là 240 MtCO2e. Tuy nhiên, theo thỏa thuận JETP, mục tiêu đó đã được điều chỉnh xuống còn 170 MTCO2e vào năm 2030.

Thứ hai, giảm số lượng nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. IPG dự định giúp Việt Nam loại bỏ than thông qua thỏa thuận JETP. Cụ thể, họ sẽ nhắm mục tiêu giảm từ mức cao nhất là 37 Gigawatt (GW) điện đốt than trong hệ thống xuống mức cao nhất là 30,2 GW.

Thứ ba, phát triển năng lượng tái tạo nhiều hơn và cơ sở hạ tầng năng lượng hiệu quả hơn. Theo đó, Việt Nam đã lên kế hoạch 36% sản lượng năng lượng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030. Tuy nhiên, JETP đang nhắm mục tiêu tăng con số đó lên 47%.

Mục tiêu thứ ba được xem là một trong những phần quan trọng nhất của thỏa thuận JETP. Bởi trên thực tế, Việt Nam đã ghi nhận thành công lớn trong việc phát triển năng lượng tái tạo khi có công suất lắp đặt điện mặt trời cao nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng lưới điện bị tụt hậu đã tạo ra các vấn đề trong việc vận chuyển điện từ nơi sản xuất điện đến nơi sử dụng. Do đó, nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng lưới điện là vô cùng cấp thiết. 

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !