Thiếu nữ Nghệ An bị lừa bán sang Trung Quốc trốn về nước lật mặt nhóm buôn người và kẻ lừa đảo ma mãnh

Biết được thông tin các đối tượng lừa các cô gái trẻ đưa sang Trung Quốc bán, Lương Phò Thế (trú xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) không trình báo cơ quan công an mà còn đe dọa các đối tượng để cưỡng đoạt tài sản.

Săn “sơn nữ” để lừa bán sang Trung Quốc

Vào năm 2015, Lữ Văn Chương (SN 1996, trú tại bản Đỉnh Sơn 1, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đi Trung Quốc làm ăn. Khi ở Trung Quốc, Chương gặp Moong Thị Tiên (trú ở cùng địa phương). Tiên đặt vấn đề với Chương: “Khi nào em về Việt Nam tìm người phụ nữ đưa sang Trung Quốc cho chị bán, chị sẽ trả cho em mỗi người 100 triệu đồng”. Chương đồng ý.

Cuối năm 2015, Chương trở về Việt Nam gặp Lương Văn Sơn (trú bản Huồi Lễ, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn) đặt vấn đề: “Anh có kiếm được người phụ nữ nào để đưa sang Trung Quốc bán lấy chồng Trung Quốc không? Nếu kiếm được em sẽ đưa sang Trung Quốc bán lấy tiền chia nhau, mỗi người sẽ được trả 70 triệu đồng”. Sơn đồng ý và nói “Anh sẽ về tìm người. Khi nào tìm được sẽ gọi cho em”.

Khoảng 2 tháng sau, Chương gặp Sơn tại xã Keng Đu để cùng nhau đi tìm người, rồi gặp Lo Văn Phay (trú tại bản Huội Phuôn 2, xã Keng Đu) trao đổi về chuyện tìm người để đưa sang Trung Quốc.

Sau đó, 2 người này tiếp tục xuống bản Hạt Tà Vén để tìm các “sơn nữ”. Tại đây, các đối tượng đã gặp L.T.L (SN 1993) và L.T.L (SN 1996). Để lừa đưa các em sang Trung Quốc bán, chúng hỏi: “Hai em có muốn đi công ty ở Bình Dương không? Mỗi tháng 4 triệu?”. Nhẹ dạ cả tin, 2 em này đồng ý.

Hai ngày sau, Chương đi vào bản Hạt Tà Vén đón 2 thiếu nữ ra thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) để đưa đi Trung Quốc, trên đường đi thì gặp L.T.L (SN 2001, trú cùng bản). Tưởng 2 người này đi làm công ty ở Bình Dương nên L.T.L (SN 2001) cũng đòi đi theo. Những cô gái này sau đó được Chương và Sơn chở ra thị trấn Mường Xén rồi xuống bản Bà, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn.

{keywords}
Vấn nạn mua bán người vẫn nhức nhối ở miền Tây xứ Nghệ.

Tại đây, Chương và Sơn gặp Lo Văn Phay. Vì sợ Phay đã biết chuyện nên 2 người này nói:  “Việc hôm nay đừng với với ai, khi nào về sẽ chia tiền cho”.

Chương sau đó đón xe cho 3 cô gái này xuống thành phố Vinh và đón xe đi Móng Cái (Quảng Ninh). Ra đến nơi, Chương gọi điện cho Moong Thị Tiên thông báo đón người sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Sang đến nơi, Tiên đã bán 3 cô gái này cho người Trung Quốc lấy làm vợ. Bán người xong, Tiên đưa cho Chương 6,2 vạn nhân dân tệ, sau đó Chương đổi được 186 triệu đồng.

Về nhà, Chương gọi điện cho Sơn ra nhà để lấy tiền nhưng Sơn nói: “Lo Văn Phay cũng biết việc đưa người đi Trung Quốc bán nên cũng phải chia phần cho Phay”, Chương đồng ý. Số tiền 186 triệu đồng được Chương đưa cho Sơn và Phay mỗi người 70 triệu đồng, số còn lại Chương giữ.

Lừa tiền cả gia đình nạn nhân lẫn nhóm mua bán người

Sau khi bị bán sang Trung Quốc, gia đình các cô gái này đi tìm nhiều nơi nhưng không có kết quả nên đến nhà Lương Phò Thế (trú bản Huồi Phuôn 2, xã Keng Đu) để hỏi thông tin và hứa sẽ trả công.

Một thời gian sau, L.T.L (SN 1993) điện thoại về cho gia đình nói Lương Văn Sơn và Lữ Văn Chương đưa đi Trung Quốc bán.

Biết được sự việc, 3 gia đình đã nhờ Lương Phò Thế đến gặp Lương Văn Sơn và Lô Văn Phay để hỏi chuyện. Tuy nhiên, những người này nói không biết nên Thế tiếp tục tìm gặp Chương đưa ảnh, chứng minh thư của các nạn nhân để hỏi chuyện. Lúc này Chương mới thừa nhận đã bán 3 thiếu nữ sang Trung Quốc.

Lương Phò Thế yêu cầu Chương phải đưa 3 người này về, nếu không sẽ báo công an. Chương thấy vậy nên nói đã bán đi Trung Quốc rồi không đưa về được nữa, xin Thế đừng báo cơ quan chức năng.

Chương tiếp tục điện thoại cho Sơn và Phay đưa tiền ra để trả cho gia đình các nạn nhân. Sau khi gặp 3 đối tượng mua bán người (Chương, Sơn và Phay), Thế yêu cầu những người này phải tìm cách đưa 3 người này về, nếu không sẽ báo công an, còn nếu không đưa về được thì phải trả cho gia đình 3 cháu mỗi nhà 100 triệu đồng (3 nhà 300 triệu đồng).

Chương xin Thế đừng báo cơ quan chức năng. Chương phân trần chỉ bán được mỗi người 70 triệu đồng nhưng mới chỉ nhận tổng cộng 180 triệu đồng và xin trả lại toàn bộ số tiền này. Thế đồng ý.

Thế cầm 180 triệu đồng về và đến 3 gia đình nạn nhân. Thế nói mỗi người chỉ được 30 triệu (tổng là 90 triệu đồng) và yêu cầu mỗi gia đình phải lo cho Thế mỗi 5 triệu đồng. Biết không thể đưa con về, các gia đình đồng ý.

{keywords}
Đối tượng Lương Phò Thế tại cơ quan công an. (Ảnh: Công an cung cấp)

Khoảng 1 tháng sau, Thế đến gặp Lương Văn T. (anh rể vợ của Chương) nói Chương phải trả cho mỗi gia đình 10 triệu đồng (tổng 30 triệu) nữa mới xong chuyện. Chương phải vay tiền và nói anh T. đưa cho Thế 30 triệu đồng. 

Ngày 10/1/2020, cô gái sinh năm 1993 trốn được về Việt Nam và viết đơn tố cáo các đối tượng đã đưa đi Trung Quốc bán.

Sau khi vào cuộc điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Kỳ Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lương Văn Sơn và Lữ Văn Chương về tội “Mua bán trẻ em”, ra lệnh bắt bị can để tạm giam.

Đến ngày 2/3/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn đã chuyển vụ án cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An để điều tra theo thẩm quyền.

Sau khi điều tra, thu thập các tài liệu liên quan, ngày 28/5/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lương Phò Thế về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và ra lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng.

Cùng ngày, cơ quan này cũng đã khởi tố Lo Văn Phay về tội không tố giác tội phạm, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú.

Cuối tháng 5/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn, Đồn Biên phòng Keng Đu (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) đã bắt được Lương Phò Thế khi đang trốn trên địa bàn.

Trao đổi với PV, một cán bộ Đội 6 - Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Nghệ An) cho biết đây là một thủ đoạn mới của các đối tượng liên quan đến vấn đề mua bán trẻ em, mua bán người trên địa bàn.

Lương Phò Thế lúc đầu được các gia đình nhờ đi tìm kiếm nhưng sau khi biết được hành vi của các đối tượng mua bán phụ nữ lại dùng thủ đoạn để cưỡng đoạt tài sản của những người liên quan, thậm chí lừa cả gia đình các nạn nhân để hưởng lợi. Hành vi ma mãnh của đối tượng khiến việc điều tra của cơ quan công an gặp rất nhiều khó khăn.

Việt Hòa

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !