Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài hơn 5.000km, trong đó tuyến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dài 1.463km, với 68 cửa khẩu phụ, 88 lối mở biên giới, hàng trăm đường mòn, lối tắt, đường qua lại, điểm thông quan.

Tương tự đường biên giới giữa Việt Nam - Campuchia dài 1.270 km với 12 cửa khẩu, cùng hàng trăm đường mòn, lối tắt, các kênh rạch ….

Lợi dụng điều này, các đối tượng phạm tội tranh thủ sự sơ hở, trở ngại trong công tác quản lý tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, đường tiểu ngạch để đưa nạn nhân sang nước ngoài bán.

Tin lời "việc nhẹ, lương cao", nhiều nạn nhân sập bẫy mua bán người (Ảnh minh hoạ) 

Năm qua, nạn mua người sang Campuchia trở thành điểm nóng, trong đó không thể không nhắc đến vụ hơn 50 người Việt tháo chạy từ casino bơi qua sông về Việt Nam vào cuối tháng 8 năm 2022.  Đáng tiếc trong cuộc tháo chạy ấy, 1 người  đã bị nước cuốn đi khi bơi qua sông. 

Theo báo cáo, tính đến cuối tháng 9/2022, hơn 1.000 công dân Việt Nam đã được giải cứu, hàng nghìn công dân khác được hỗ trợ thủ tục liên quan tại Campuchia. Chỉ riêng tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Sihanoukville (Campuchia) trong năm qua cũng đã phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia tại khu vực của lãnh sự triển khai giải cứu được 1.250 nạn nhân là người Việt Nam bị lừa gạt, lôi kéo sang làm việc trong các tổ chức lừa đảo trực tuyến và là nạn nhân của nạn mua bán người. So với năm 2021, số nạn nhân được bảo hộ đã tăng hơn 500%. 

Bà Hoàng Bích Ngọc, điều phối viên dự án Em vui (dự án Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số) cho biết, trước khi triển khai dự án, bà cũng đã tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình mua bán người trên cả nước nói chung, các tỉnh biên giới nói riêng. 

Thực tế cho thấy, với địa hình biên giới hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt cũng là một trong những lý do khiến công tác tuần tra, giám sát tại những tuyến biên giới thiếu chặt chẽ, không kiểm soát được toàn diện các ngõ ngách lối mòn ở biên giới. Lực lượng Bộ đội Biên phòng gác đêm trên những đỉnh cao biên giới thì thiếu thốn cả vật lực và nhân lực.

Trong khi đó, các đối tượng mua bán người lại thông thạo đường đi, dễ dàng vượt biên trái phép bằng những con đường mòn, vượt sông, vượt biển. Ngoài ra, cũng xuất hiện tình trạng “cò mồi” đưa người vượt biên trái phép nhằm thu lợi phi pháp, hoạt động rất kín kẽ, tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý biên giới.

Đối tượng mua bán người thông thạo đường đi, dễ dàng vượt biên trái phép bằng những con đường mòn, vượt sông, vượt biển (Ảnh minh hoạ)  

Theo bà Ngọc, tại các cửa khẩu, phương tiện, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, giám định giấy tờ xuất, nhập cảnh còn thiếu, lạc hậu và không đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Một số cửa khẩu chưa có khu nhà kiểm soát liên hợp, khu nhà chờ làm thủ tục quá chật hẹp hoặc đã xuống cấp, nhất là trong điều kiện số lượng người xuất, nhập cảnh ngày càng gia tăng. 

“Lợi dụng sự sơ hở này, các đối tượng làm giả giấy tờ đưa nạn nhân trót lọt qua cửa khẩu một cách dễ dàng. Một số trường hợp người dân làm giấy tờ xuất cảnh sang thăm thân, nhưng khi hết thời hạn không trở về mà tiếp tục ở lại làm thuê, lao động trái phép tại nước ngoàI”, bà Ngọc thông tin.

Hơn thế nữa, không loại trừ tình huống nhận thức của một bộ phận cán bộ thực thi công tác tại biên giới, cửa khẩu chưa quán triệt, chưa nắm rõ Luật biên giới quốc gia, nghị định quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và các quy định pháp luật liên quan khác. Chưa siết chặt, buông lỏng quản lý tại các của khẩu, còn tồn tại yếu tố “tư lợi”, “bật xi – nhan” tại các tuyến biên giới, cửa khẩu.

Tất cả những yếu tố này khiến cho tình trạng mua bán người trong những năm qua vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn của tội phạm ngày một tinh vi nhằm qua mắt các cơ quan chức năng.

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Báo động nạn buôn người gia tăng trên toàn cầu

Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố Báo cáo Toàn cầu lần thứ 7 về nạn buôn người, trong đó ghi nhận việc liên quan đến biến đổi khí hậu và xung đột tiếp diễn tại Ukraine khiến vấn nạn buôn người thêm trầm trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !