Ngành thịt lợn chất lượng cao của Mỹ xem Việt Nam là thị trường tiềm năng

Ngành thịt lợn chất lượng cao của Mỹ đang đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm khi xem Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng.

Ngành thịt lợn chất lượng cao của Mỹ từ lâu đã để mắt đến Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế phát triển khởi sắc. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam đang vượt qua xu hướng tăng trưởng suy yếu của khu vực châu Á. Vào tháng Chín, IMF đã nâng dự báo kinh tế của Việt Nam thêm một điểm phần trăm lên 7% cho năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế là một trong nhiều yếu tố khiến các nhà nghiên cứu do Pork Checkoff tài trợ vào năm 2020 xác định Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành thịt lợn Mỹ. Nghiên cứu ghi nhận dân số trẻ ngày càng tăng của Việt Nam. Trong khi, thịt lợn là nguồn protein động vật được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt yêu thích.

Mỹ muốn đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thịt lợn chất lượng cao tới thị trường Việt Nam. (Ảnh: National Hog Farmer)

Dự báo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết từ năm 2022 - 2030, tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam sẽ tăng 3,1%/năm lên khoảng 3,4 triệu tấn. Tiêu thụ thịt lợn đông lạnh đang tăng mạnh nhờ yếu tố tiện lợi và chất lượng.

Ông Lê Văn Anh Tú, đại diện Liên đoàn Xuất khẩu Thịt của Mỹ (USMEF) tại Việt Nam, nhận định"Mỹ còn nhiều việc phải làm ở phía trước, vì Việt Nam là thị trường nhạy cảm về giá và người tiêu dùng thường nghĩ thịt lợn nhập khẩu có chất lượng thấp hơn. Do đó, chúng tôi đang nỗ lực để phân biệt chất lượng thịt lợn Mỹ thông qua sự quảng bá của các đầu bếp và những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội". 

Theo National Hog Farmer, đây là lý do cuộc thi Porkstars Challenge được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh với 30 đầu bếp hàng đầu từ khắp Việt Nam so tài trong cuộc thi chung cuộc để trở thành "ngôi sao thịt lợn". Cuộc thi nấu ăn PorkStars Challenge được Indiana Soybean Alliance, Indiana Corn Marketing Council và National Pork Board tài trợ nhằm giới thiệu thịt lợn của Mỹ là sự lựa chọn trung tâm của các đầu bếp sáng tạo và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Ông Courtney Kingery, Giám đốc điều hành của Indiana Soybean Alliance và Indiana Corn Marketing Council, cho biết những nước mới nổi như Việt Nam rất quan trọng đối với thị trường thịt lợn của Mỹ và cả với các nhà sản xuất ngô và đậu tương ở bang Indiana.

Cũng theo ông Courtney Kingery “Chúng tôi đã nghe từ các đối tác USMEF về thị trường Việt Nam có xu hướng phát triển lâu dài.  Khi nhiều người đi làm hơn mà đặc biệt là phụ nữ, khi họ tan sở, họ không có thời gian đi chợ mua thịt. Và thịt lợn đông lạnh là giải pháp". 

Trên thực tế, dù tiềm năng thị trường đầy hứa hẹn tại Việt Nam, thịt lợn của Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp thịt lợn được hưởng lợi từ mức thuế thấp hơn.

Cụ thể, Việt Nam đã giảm thuế đối với thịt lợn Mỹ từ 15% - 10% hồi tháng Bảy thông qua việc giảm thuế suất Tối huệ quốc, nhưng các đối thủ cạnh tranh của Mỹ vẫn nhận được mức thuế thấp hơn. Như Nga là nhà cung cấp thịt lợn hàng đầu vào Việt Nam. Sản phẩm của Nga được đưa vào thị trường với mức thuế bằng 0 nhờ thỏa thuận với Liên minh Kinh tế Á - Âu. 

Hay thuế quan của Việt Nam đối với thịt lợn Canada hiện là 5,6%, khi thuế suất tiếp tục giảm dần về 0 theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Xuất khẩu của Canada sang Việt Nam cũng đã tăng mạnh sau khi Hiệp định CPTPP được thực thi. 

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang là nhà cung cấp thịt lợn hàng đầu cho Việt Nam, với mức thuế 9,4% theo Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA). 

Ông Mark Legan, đại diện cho Indiana Soybean Alliance và công tác trong Ủy ban điều hành USMEF, cho biết: “Việt Nam là thị trường tiềm năng lớn đối với thịt lợn của Mỹ, nếu như chúng tôi có thể tham gia vào một sân chơi bình đẳng. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hướng đến sự tiện lợi sẽ thúc đẩy những thay đổi ở thị trường Việt Nam. Nếu có thể đạt được sự tương đương về thuế quan, thịt lợn Mỹ sẽ có vị thế tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về protein chất lượng cao của Việt Nam".

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !