Ngành dệt may cần gỡ nút thắt khâu dệt nhuộm để hưởng ưu đãi từ EVFTA

Với các cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU, EVFTA được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng xuất khẩu của nhiều mặt hàng, bao gồm hàng dệt may.

Hiệp định thương mại Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Với các cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU, EVFTA được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng xuất khẩu của nhiều mặt hàng, bao gồm hàng dệt may.

Tuy nhiên, vì cơ cấu hàng dệt may vào EU chủ yếu thuộc nhóm có lộ trình giảm thuế dài nên tác động của ưu đãi thuế quan đối với toàn ngành sẽ không đáng kể trong thời gian đầu. Nhưng trên hết, điểm yếu khâu dệt nhuộm mới là lực cản chính khiến hàng hóa dệt may của Việt Nam khó hưởng lợi từ EVFTA.

{keywords}
 

EU chiếm 34% tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới với nhu cầu hàng may mặc tăng 3%/năm. Đây là một thị trường lớn nhưng Việt Nam hiện chỉ chiếm 2-3% thị phần, do cạnh tranh lớn từ các đối thủ như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Campuchia.

Đa số các đối thủ này đều có lợi thế vượt trội về thuế quan khi xuất khẩu hàng dệt may vào EU. Cụ thể, Bangladesh và Campuchia được miễn thuế theo chương trình EBA (Everything but Arm: Miễn thuế tất cả trừ vũ khí), Pakistan được miễn thuế theo GSP+.

Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang hưởng thuế GSP tiêu chuẩn từ 2-6,4% với hàng sợi và vải và 9,6% với hàng may mặc. Trung Quốc mặc dù là đối thủ lớn nhất nhưng đang chịu thuế MFN và đang giảm tăng trưởng ngành dệt may nhằm bảo vệ môi trường.

Nhóm hàng sợi và vải hầu hết được giảm thuế về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, do nhóm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ gần 4% kim ngạch xuất khẩu của ngành vào EU, lợi ích thuế quan đối với toàn ngành là không đáng kể.

Nhóm hàng may mặc chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành vào EU, có lộ trình giảm thuế dài hơn, chủ yếu thuộc nhóm B5 và B7.

{keywords}
 

Theo quy định của EVFTA, thuế suất cơ bản được sử dụng để tính thuế suất hàng năm là thuế MFN. Theo MFN, các mặt hàng nhóm may mặc chịu thuế từ 8% đến 12% nhưng phần lớn là 12%.

Vào thời điểm EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với nhóm B5 và B7 sẽ cao hơn thuế suất hiện tại (9,6%). Tuy nhiên, EVFTA cũng quy định thuế suất ưu đãi của EU theo EVFTA trong bất kỳ trường hợp nào không được cao hơn mức thuế mà EU áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam trước ngày EVFTA có hiệu lực. Do đó, nhóm B5 và B7 sẽ tiếp tục hưởng mức thuế 9,6% đến hết năm 2020. Từ năm 2021 trở đi, thuế suất sẽ được áp dụng theo bảng trên.

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), do có đến 77% kim ngạch xuất khẩu may mặc thuộc nhóm B5 và B7, lợi ích thuế quan của EVFTA đối với toàn ngành là không đáng kể trong năm nay. Cụ thể hơn, VDSC cho rằng ngành sẽ hưởng lợi từ năm 2021.

Mặc dù dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi thuế quan, EU lại đặt ra tiêu chuẩn xuất xứ “từ vải trở đi” như một rào cản kỹ thuật. Theo đó,  vải phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU hoặc nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) với cả Việt Nam và EU như Hàn Quốc. Ngoài ra, vải từ một số nước ASEAN cũng được chấp nhận cộng gộp xuất xứ trong tương lai, khi các FTA của EU với các nước này được ký kết.

{keywords}
 

Trên thực tế, năng lực dệt nhuộm hiện tại của Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu của ngành may mặc trong nước do một số nguyên nhân: chính quyền các địa phương lo ngại ô nhiễm môi trường nên hạn chế cấp phép đầu tư các dự án có khâu nhuộm; năng lực thiết kế mẫu mã, in nhuộm và hoàn tất chưa cao; theo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, chi phí cho kỹ thuật sản xuất và hệ thống xử lý nước thải khiến mức đầu tư cho dệt nhuộm lên đến 200.000 USD/người lao động, cao gấp nhiều lần mức đầu tư cho may mặc (3.000 USD/người lao động) nên không hấp dẫn được các nhà đầu tư do thời gian thu hồi vốn dài.

Hệ quả là vải Việt Nam còn kém về chất lượng, mẫu mã và sản lượng thấp và các doanh nghiệp ngành may phải nhập khẩu hơn 65% nhu cầu vải. Số doanh nghiệp ngành nhuộm chỉ chiếm 4% tổng số doanh nghiệp dệt may (theo VITAS).

{keywords}
 

Nguồn cung cấp vải chính là Trung Quốc (58%) nhờ lợi thế giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Nhiều doanh nghiệp cho biết, giá vải Trung Quốc thấp hơn từ 10% đến 40% so với giá vải trong nước. Hàn Quốc là nhà cung cấp vải lớn thứ hai của Việt Nam nhưng chỉ chiếm 16% thị phần và khả năng ngành dệt may tăng nhập khẩu vải của Hàn Quốc để tận dụng ưu đãi của EVFTA là không nhiều do năng lực cung cấp của Hàn Quốc không đủ lớn.

Vì vậy, khả năng tận dụng ưu đãi từ EVFTA vẫn sẽ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nội địa nhưng để doanh nghiệp may tìm được nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu về giá, mẫu mã, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng là không dễ dàng do các hạn chế nêu trên.

Tuy nhiên, thách thức về xuất xứ này lại mở ra cơ hội tái cấu trúc cho ngành theo hướng các doanh nghiệp dệt may liên kết với nhau cùng xây dựng các tổ hợp sản xuất theo chuỗi Sợi – Dệt – Nhuộm – May đáp ứng được quy định về xuất xứ của các thị trường, vừa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho hàng may mặc Việt Nam.


Hiền Anh

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !