Mở rộng cung cấp dịch vụ trong nước và quốc tế cho nạn nhân bị mua bán

Ngày 14/11, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) đã có buổi tiếp và làm việc với Đại diện Văn phòng Di cư Bỉ, nhân chuyến làm việc của phái đoàn tại Việt Nam.

Trong buổi trao đổi tại Ngôi nhà Bình yên, bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ nạn nhân là người di cư bất hợp pháp, lao động không khai báo, nạn nhân bị mua bán…. 

Những quan điểm nay sẽ góp phần xây dựng ý tưởng mô hình hỗ trợ hoàn thiện hơn cho nạn nhân bị mua bán, đồng thời mở rộng mạng lưới chuyển tuyến hỗ trợ nạn nhân trong nước và quốc tế.

Nạn nhân buôn bán người.

Kể từ khi đưa vào hoạt động (năm 2007) đến tháng 9 năm 2021, “Ngôi nhà bình yên” đã hỗ trợ cho 385 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó có 244 người lớn (63%) và 141 trẻ em (37%). Trong số 385 người được hỗ trợ có 11 người (khoảng 3%) có quốc tịch nước ngoài, còn lại 97% nạn nhân đến từ 49/63 tỉnh thành khác nhau của Việt Nam, thuộc 17/54 dân tộc khác nhau.

T. là một ví dụ điển hình được Ngôi nhà Bình yên tiếp cận, hỗ trợ gần đây. Thông qua Chi cục phòng, chống tệ nạn Hà Nội, Ngôi nhà Bình yên đã đến tận nơi để thăm 3 mẹ con, trao gói quà là các vật dụng thiết yếu cho 3 mẹ con và đang cùng T lên kế hoạch hỗ trợ xe đẩy, nguyên vật liệu bán trà đá để T có công cụ trang trải cuộc sống và chăm sóc con cái.

Hoàn cảnh T. éo le, sinh ra trong một gia đình nghèo tại một làng ven đô Hà Nội, gia đình có 5 anh chị em, T. là con thứ 4. 

Năm T. học lớp 7 thì mẹ mất sau một thời gian dài chữa bệnh. Ba tháng sau, khi T. đang giặt quần áo ở sân nhà thì có cô bên ngoại tên H đến dụ dỗ, nói rằng đi theo cô kiếm việc làm thêm, cô trả nhiều tiền để phụ giúp bố.

Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ tại buổi làm việc.

Khi đi theo cô lên ô tô thì T. ngủ lịm đi, mở mắt ra là đến một trạm dừng tại đường cao tốc, cô H. cùng T. và một người đàn ông khác lái xe vào nghỉ ngơi, ăn uống và tiếp tục hành trình.

T tỉnh dậy và thấy cô H. đưa xuống xe, giao cho một người phụ nữ khác tên B., lấy tiền và lên xe đi về. T. gào khóc nhưng cô H. không quay lại. Lúc này, T. mới biết là mình đã bị đưa sang biên giới Trung Quốc, 2 người đàn ông khác bịt mồm và bắt T. đi đến một căn nhà tối om, nơi đây có thêm 2 người bạn khác cũng là người Việt Nam. Sau đó, 3 người bị bán đi 3 nhà chứa khác nhau.

Năm 2012, may mắn T. được giải cứu sau 10 năm bị bán hết “động” này đến “động khác” ở xứ người, T. một lần nữa bị gia đình hắt hủi rơi vào đường cùng. Không biết phải làm gì để kiếm tiền nuôi sống bản thân và trả nợ, T. bắt buộc phải theo con đường mại dâm.

Thế rồi T. cũng yêu rồi có con với 2 người đàn ông. T. tưởng cuộc đời sẽ sang trang khi cô quyết từ bỏ nghề ô uế, nhưng rồi cả hai đều bỏ cô. Ba mẹ con sống lay lắt trong một căn lều bằng tôn dựng ở ven sông.

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !