Hết năm 2025, Kho bạc Nhà nước phấn đấu không còn giao dịch chi bằng tiền mặt

Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2025, phấn đấu đến cuối năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt và giảm đến mức tối thiểu các giao dịch thu bằng tiền mặt tại KBNN.

Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đã có những bước phát triển đáng kể về khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, chi qua KBNN nói chung và thu, chi NSNN nói riêng. 

Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, KBNN đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025. Theo đó, KBNN phấn đấu đến cuối năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt và giảm đến mức tối thiểu các giao dịch thu bằng tiền mặt tại KBNN.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, viễn thông, nhiều dịch vụ, giải pháp thanh toán mới ra đời, đòi hỏi hệ thống KBNN cần phải đổi mới, nhất là việc phát triển "Kho bạc số" theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia, sớm hình thành "Kho bạc 3 không": không giao dịch bằng tiền mặt, không khách hàng đến giao dịch và không chứng từ giấy.

Để thực hiện được mục tiêu trên, KBNN cho biết tới đây hệ thống KBNN sẽ tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN, hình thành thói quen của các đơn vị sử dụng ngân sách, người nộp ngân sách nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có giao dịch với KBNN ở khu vực đô thị trong việc thanh toán nói chung và thu, chi ngân sách nhà nước nói riêng bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đồng thời sẽ giảm dần tỷ lệ thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN và tiến tới hình thành Kho bạc không có tiền mặt trên cơ sở hiện đại hóa các hình thức thanh toán, đảm bảo phù hợp với xu thế chung của đất nước, của khu vực và thế giới về phát triển các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, KBNN sẽ đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các hệ thống thanh toán điện tử của KBNN; phát triển các dịch vụ thanh toán qua hệ thống KBNN theo hướng đa dạng, hiện đại để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.

Đặc biệt sẽ đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong hệ thống KBNN, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Giao dịch thu, chi không tiền mặt tại nhiều kho bạc địa phương tăng mạnh

KBNN Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến nay tỷ lệ số thu không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống đạt trên 99% trong tổng số thu NSNN qua KBNN; số chi NSNN không dùng tiền mặt chiếm gần 99% tổng chi qua KBNN.

Phó Giám đốc KBNN Đà Nẵng Mai Phước Thành cho biết, nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với KBNN, KBNN Đà Nẵng đã triển khai các giải pháp trong việc TTKDTM nhằm giảm dần tỷ lệ thu, chi tiền mặt qua KBNN và tiến tới hình thành Kho bạc không có tiền mặt trên cơ sở hiện đại hóa các hình thức thanh toán, đảm bảo phù hợp với xu thế chung của đất nước, của khu vực và thế giới về phát triển các giao dịch không dùng tiền mặt như: dừng giao dịch thu NSNN bằng tiền mặt vào thứ Bảy, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp thu NSNN vào thứ Bảy có thể nộp tại các NHTM được KBNN Đà Nẵng phối hợp thu trên địa bàn.

Ngoài ra, KBNN Đà Nẵng đã vận động, khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách khi có nhu cầu rút tiền mặt có thể rút tại NHTM đối với các khoản chi dưới 100.000.000 đồng nhằm giảm dần tỷ lệ chi tiền mặt tại KBNN Đà Nẵng.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống KBNN Đà Nẵng đã phối hợp thu với 21 chi nhánh của 9 hệ thống NHTM trên địa bàn gồm: Agribank, MBbank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, SHB, VPbank, Seabank, Lienvietpostbank. Số điểm thu hộ NSNN của NHTM tăng lên theo thời gian: Năm 2020 là 104 điểm thu, Năm 2021 là 117 điểm thu, Năm 2022 là 120 điểm thu.

"Đến năm 2025, KBNN Đà Nẵng sẽ không còn giao dịch chi bằng tiền mặt", vị lãnh đạo KBNN Đà Nẵng khẳng định. 

Theo KBNN Hà Nam, từ giữa tháng 7/2022 đến nay, cơ quan KBNN tỉnh và các KBNN huyện đã tuyệt đối không còn phát sinh thu chi bằng tiền mặt tại trụ sở. Theo đó, các khoản thu chi NSNN và thu chi khác qua KBNN Hà Nam được thống nhất định hướng tăng cường thực hiện theo hình thức TTKDTM qua các tài khoản liên quan tại hệ thống ngân hàng. Các khoản thu, chi bằng tiền mặt được tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện thực hiện nộp, rút tại các NHTM trên địa bàn và các NHTM nơi KBNN Hà Nam thực hiện mở tài khoản thanh toán, phối hợp thu NSNN.

Đối với KBNN Bắc Giang, tính đến giữa tháng 10/2022, khối lượng tiền mặt tại trụ sở KBNN giảm được 82%, tương đương giảm 681 tỷ đồng, so với năm 2021, khối lượng tiền mặt tại trụ sở KBNN Bắc Giang đã giảm rất nhiều.

Ngoài ra, số thu NSNN bằng tiền mặt tại các đơn vị KBNN trực thuộc KBNN Bắc Giang là 28 tỷ đồng, giảm 103 tỷ đồng so với năm 2021. Đáng chú ý, cho đến thời điểm này, tại KBNN Bắc Giang và một số KBNN huyện trực thuộc đã không còn giao dịch tiền mặt.

Còn theo KBNN Hải Phòng, trong thời gian  qua, KBNN Hải Phòng đã đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị giao dịch. Đến nay đơn vị đã phối hợp thu với 68 chi nhánh của 12 hệ thống NHTM trên địa bàn. Năm 2021, KBNN Hải Phòng đã phối hợp cùng các NHTM thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển bằng hình thức thu không dùng tiền mặt. 

Nguyễn Vũ

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !