Điều ít biết về ngôi đền thờ vợ đại gia Xuân Trường trong quần thể chùa Tam Chúc
Đền Tứ Ân được xây dựng với lối kiến trúc không giống như bất kỳ ngôi đền nào tại Việt Nam. Ngôi đền này gồm hai tầng, tầng 1 là nơi tiếp các đoàn khách, ở giữa đặt bức tượng phật.
Tượng Phật được đặt giữa nơi tiếp khách tại tầng 1. |
Cách sắp xếp thảm đỏ và hàng loạt ghế ngồi hai bên cho thấy nơi này chỉ để tiếp những đoàn khách đặc biệt.
Khu vực tiếp khách ở tầng 1. |
Trên tầng hai của đền Tứ Ân là nơi thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018. Nhiều du khách đọc thông tin về công lao của bà được ghi bên ngoài ngôi đền, nhưng không nhiều người biết bà chính là người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường, Chủ đầu tư khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
Điểm nhấn của ngôi đền chính là nơi thờ tự với pho tượng cư sĩ Diệu Liên bằng đồng, xung quanh là những dòng chữ, câu đối thể hiện niềm tiếc thương của người xây nên ngôi đền này.
Chủ nhân của ngôi đền. |
Không giống như những ngôi đền thờ khác, ngôi đền không có “Hậu cung” và chỉ thờ duy nhất bà Phạm Thị Lan.
Tượng bà Phạm Thị Lan được thờ trong đền. |
Bà Phạm Thị Lan (cư sĩ Diệu Liên) hưởng dương 57 tuổi, nguyên quán xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Theo lời giới thiệu của nhà đền, bà là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), để được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới vào năm 2014.
Bảng giới thiệu công lao của người được thờ trong ngôi đền. |
Bà Phạm Thị Lan cũng được giới thiệu là người có công xây dựng những ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An – Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc, chùa Am Tiên,…
Mặt chính của đền Tứ Ân. |
Đặc biệt, bà Lan được nhắc đến với công lao xây dựng các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa như: Song Tử Tây, Đảo Đá Tây A, Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn Đông, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Vẻ hoành tráng của ngôi đền. |
Để đến được với ngôi đền, du khách đi bộ qua các hạng mục chính của chùa Tam Chúc như Điện Quán Âm (thờ Quán Âm Bồ Tát) và Điện Giáo Chủ (thờ Đức phật Thích Ca Mâu Ni). Đền nằm phía bên phải của Điện Tam Thế, nơi được coi là trung tâm của chùa Tam Chúc.
Phía trước đền Tứ Ân. |
Một con đường nội bộ không dành cho du khách, có thể đi xe từ ngoài cổng chùa vào thẳng đền Tứ Ân. Việc xây dựng và hoàn thiện ngôi đền chỉ trong vòng hơn 1 năm kể từ ngày bà Phạm Thị Lan qua đời vì bạo bệnh đã cho thấy tiến độ thi công thần tốc của Công ty Xuân Trường. Bà có lẽ cũng là người đầu tiên ở Việt Nam được lập đền thờ to và nhanh như vậy.
Chùa Tam Chúc nhìn từ Đền Tứ Ân. |
Trước khi ngôi đền được hoàn thành, bà được lập bàn thờ trong Điện Tam Thế của chùa Tam Chúc, điều này đã gây nên những điều tiếng về việc đại gia Xuân Trường đã quá "ưu ái" vợ mình.
Chồng bà Lan, doanh nhân Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963, tại Hoa Lư, Ninh Bình, là Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường. Ông được biết đến là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.
Trong nhiều năm qua, vị đại gia này đã đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, và gần đây là khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam), khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hà Nam)....