Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.
Mua chiếc bánh mỳ ăn sáng chỉ vài chục ngàn đồng, người dân chỉ cần dùng điện thoại quét nhanh mã QR là có thể thanh toán mà không cần mang theo tiền mặt để trả. (Ảnh: Minh Thư)

Anh Nguyễn Ngọc Thành ở Thanh Xuân (Hà Nội) bắt đầu một ngày đi làm với bữa sáng bằng chiếc bánh mỳ doner kebab hay còn gọi là bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ mua ở ven đường trên đường đi từ nhà tới cơ quan.

Mua chiếc bánh mỳ có giá 20.000 đồng, nhưng đến khi thanh toán, sờ túi quần anh mới nhớ đã quên ví tiền ở nhà. Tuy nhiên, điều này không khiến anh mắc cỡ khi chiếc bánh mỳ đã được làm xong và đang chờ anh thanh toán, anh Thành nhanh chóng rút điện thoại và quét mã QR đã được người bán bánh mỳ dán sẵn trên tủ kính.

Trong nháy mắt anh đã thanh toán xong và cùng chiếc bánh mỳ tới cơ quan dùng bữa sáng. 

Còn theo vị chủ quầy bán bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ ở ven đường, anh bán bánh mỳ này được vài năm ở Hà Nội và hiện nay xu thế người dùng thanh toán chuyển khoản, không dùng tiền mặt khá nhiều nên dù chỉ bán món bánh ăn sáng rẻ tiền từ 15.000 – 30.000 đồng/chiếc anh cũng dùng phương thức mã QR để khách mua thuận tiện thanh toán.

“Những buổi sáng đông khách, cắt thịt, nướng bánh luôn tay thì phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi và khá an toàn, khách chỉ dùng điện thoại quét mã QR đều rất thuận tiện cho cả người bán lẫn người mua. Thế nên, hàng ngày tôi không cần phải mang nhiều tiền lẻ để trả lại cho khách”, chủ quầy bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

Quán cháo lòng bình dân cũng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt. (Ảnh: Minh Thư)

Sau vài giờ làm việc, đến bữa trưa, anh Thành cùng đồng nghiệp ngẫu hứng rủ nhau đi ăn món cháo lòng ở một quán ăn nhỏ gần cơ quan tại khu vực Trung Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội). 

Tuy quán cháo lòng nhỏ nhưng chất lượng rất ngon nên được nhiều thực khách ghé qua thưởng thức. Anh Thành cùng đồng nghiệp mỗi người gọi một bát cháo lòng có giá 30.000 đồng/bát, khi ăn xong số tiền cần thanh toán là 60.000 đồng. Anh Thành nhanh chóng rút điện thoại thanh toán qua mã QR đã được chủ cửa hàng cháo lòng đặt sẵn trên bàn.

Anh Thành chia sẻ, khi tôi thanh toán tiền ăn thì anh chủ vẫn đang thái lòng phục vụ khách, việc thanh toán không dùng tiền mặt này thực sự tiện lợi cho cả khách lẫn chủ quán, bởi chẳng may quên ví như tôi hoặc chủ quán không cần dừng tay thái lòng để nhận tiền thanh toán từ khách.

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tiện lợi và được nhiều người ưa dùng. Hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện ở khắp nơi, từ quán ăn nhỏ, thậm chí là ven đường cho đến nhà hàng sang trọng.

Công ty hễ có tiệc liên hoan là chị Ngọc Diệp làm việc ở một công ty tại Cầu Giấy (Hà Nội) phải phụ trách đặt nhà hàng, gọi món và thanh toán.

Các nhà hàng cũng đều sử dụng thanh toán bằng mã QR từ rất lâu để phục vụ khách nhanh nhất. (Ảnh: Minh Thư)

Chị Diệp chia sẻ, chị đã sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngay từ thời điểm dịch bệnh xảy ra và giờ thành thói quen trong cuộc sống.

“Tiền quỹ dành cho các hoạt động của công ty được tôi gửi tiết kiệm vào tài khoản ngân hàng, mỗi khi công ty tổ chức liên hoan tôi đều thanh toán qua chuyển khoản cho tiện. Việc này giúp tôi không phải phân chia tiền của cá nhân với tiền của cơ quan trong ví khi lúc nào cũng phải kè kè mang tiền mặt đi làm mỗi ngày. Thậm chí, nếu cầm nhiều tiền mặt đi làm khá bất tiện nhỡ rơi ví là đền ốm. Vậy nên, chỉ cần có tài khoản ngân hàng và chiếc điện thoại thì dù công ty có liên hoan tiệc hay công ty cần mua sắm gì bất chợt tôi đều có thể thanh toán ngay, rất thuận tiện”, chị Diệp chia sẻ.

Theo bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Mastercard, trước khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Việt Nam đã phát triển việc tiêu dùng không dùng tiền mặt trong các giao dịch trong cuộc sống. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển cho các giao dịch không dùng tiền mặt của F&B tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch.

Thanh toán bằng mã QR code không còn mới lạ với người dùng... (Ảnh: Minh Thư)

Các công nghệ mới đã giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc dùng tiền mặt. Đặc biệt, QR code không còn mới lạ với người dùng công nghệ, nhưng trong thời gian xảy ra đại dịch, nó đã phát huy, tối ưu hoá giúp người mua, người bán dễ dàng hơn trong các giao dịch.

Những người mua hàng truyền thống đã dần chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt bởi sự thuận tiện, an toàn và nhanh chóng. Cõ lẽ vì thế, nên các doanh nghiệp F&B hay các chủ quầy bánh nhỏ đều đã thay đổi khi áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Khôi Nguyên

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Ngân hàng số: Bước hoàn thiện của thanh toán không dùng tiền mặt

Việc các ngân hàng hoàn thành triển khai mô hình ngân hàng số đã góp phần chủ lực, hiệu quả trong thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !