EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Đức, và EVFTA còn hỗ trợ mở ra thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.

Hôm 5/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hamburg (IHK) và Hiệp hội Doanh nghiệp Đức châu Á - Thái Bình Dương (OAV) đã tổ chức hội thảo về đầu tư vào Việt Nam tại trụ sở IHK Hamburg. Sự kiện đã thu hút khoảng 50 doanh nghiệp lớn từ thành phố Đức và các khu vực lân cận.

Hiện tại, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Âu nói chung và Đức nói riêng. Đáng nói, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) còn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Đức đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các doanh nghiệp Đức. (Ảnh minh họa)

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Vũ Quang Minh hoan nghênh việc Hamburg tổ chức hội thảo về đầu tư ở Việt Nam, và nhấn mạnh đây là sự kiện lớn đầu tiên giữa hai nước được tổ chức ngay sau chuyến thăm vô cùng thành công của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Việt Nam vào tháng 11.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh với nhiều doanh nghiệp Đức và châu Âu, Việt Nam rất quan trọng vì nằm trong mạng lưới kinh tế rất phong phú của châu Á, và sức đề kháng của Việt Nam trong thời gian dịch bệnh là rất ấn tượng, với những thế mạnh nổi bật về nguồn nguyên liệu và lao động.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz còn bày tỏ vui mừng khi EVFTA xem như một biện pháp chống lại các thiệt hại về kinh tế trong hơn hai năm dịch bệnh vừa qua. 

Sau gần 50 năm thiết lập quan hệ, Việt Nam và Đức đã xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược và ghi nhận nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục. Đức hiện là một trong những nước châu Âu viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam với khoảng 2 tỉ USD kể từ năm 1990.

Về đầu tư, Đức hiện có 437 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 2,34 tỉ USD, tăng 2,87 lần so với năm 2010, và đứng thứ 4 trong EU.

Gần 400 doanh nghiệp Đức bao gồm nhiều tập đoàn lớn đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Trong đó, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (52,1%) và năng lượng (27,8%). 

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu, và Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Với việc Hiệp định EVFTA được thi hành đã mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam và Đức giao thương

Theo Đại sứ Vũ Quang Minh, Việt Nam là một trong những điểm đến hàng đầu và đáng tin cậy của các nhà đầu tư giữa lúc thế giới có nhiều bất ổn và các doanh nghiệp Đức muốn đa dạng hóa quan hệ kinh doanh. Đại sứ đề xuất hai bên mở rộng quan hệ đối tác sang các lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, kinh tế số, phát triển bền vững, môi trường, chế biến nông sản, sản xuất, công nghệ thông tin, sản xuất dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực quan trọng khác của Đức. 

Còn theo Tham tán phụ trách đầu tư tại Đại sứ quán Việt Nam là ông Nguyễn Mạnh Hải, Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ chi phí lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào, năng lực sản xuất tốt và các ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài.

Giám đốc khu vực ASEAN tại OAV là ông Daniel Marek nhấn mạnh lý do khiến Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Đức là do Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh bất chấp những khó khăn kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19. 

Trong năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Đức và Việt Nam đạt 14,5 tỉ euro. Trong đó, Đức nhập khẩu 10,7 tỉ euro, trong khi Việt Nam nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, dược phẩm và thiết bị.

Hiện nay, hơn 200 công ty của thành phố Hamburg đang có mối quan hệ kinh tế với Việt Nam, và khoảng 60 công ty có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đối tác liên doanh ở Việt Nam.

Cuộc hội thảo đã mang lại cho các doanh nghiệp Đức một bức tranh toàn cảnh về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, từ đó mở ra triển vọng lớn cho quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp của thành phố Hamburg nói riêng và nước Đức nói chung với Việt Nam.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !