Có những dấu hiệu này, con bạn đã bị bắt nạt trên mạng, bố mẹ cần làm gì?

Trẻ thường có xu hướng che giấu việc bị bắt nạt (trong đó có bắt nạt trên mạng), nên việc cha mẹ cần nhận ra sớm sẽ giúp giảm khả năng bị tổn thương nghiêm trọng…

 

Các chuyên gia tổng đài 111 (Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em) cho biết, việc cha mẹ có kiến thức và hiểu biết nhiều hơn về các dấu hiệu của việc bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến trở nên quan trọng hơn để có thể giúp đỡ và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này.

Nguyên nhân một số trẻ khó thổ lộ với người thân hoặc giáo viên là vì các em lo sợ bị tịch thu điện thoại, máy tính bảng, sợ bị mất liên lạc với bạn bè thân thiết trên mạng xã hội hoặc phải dừng sử dụng thiết bị giải trí. Ngoài ra, trẻ nghĩ rằng trẻ có thể bị trả thù nặng nề hơn khi quay lại trường học và phải chạm mặt với kẻ bắt nạt. Bên cạnh đó, trẻ có thể không biết những hành vi đó gọi là hành vi bắt nạt trên mạng.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Ở một góc nhìn khác, trẻ bối rối khi không biết giải quyết tình huống này như thế nào. Trẻ nghĩ thay vì nói với bố mẹ hoặc kể cho bạn bè nghe, trẻ quyết định im lặng và tự tìm cách xử lý. Trẻ lo sợ nếu trẻ lên tiếng, những kẻ bắt nạt có thể làm ra chuyện kinh khủng hơn. Hoặc thậm chí, trẻ lại nghĩ mình đang có được sự chú ý, dù là tiêu cực, còn hay hơn là không ai để ý đến trẻ.

Phụ huynh có thể nghi ngờ con trẻ có thể đang là đối tượng bị tấn công, bị bắt nạt trên mạng nếu trẻ có những biểu hiện sau: 

Đột nhiên ngừng sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử, đồ công nghệ dù trước đó trẻ rất thích dùng chúng.

Hoặc trẻ sẽ chỉ dùng máy tính hay thiết bị điện tử ở nơi cha mẹ không thể thấy được/khi cha mẹ không thấy được

Khi cha mẹ đến gần hoặc đi ngang lúc trẻ đang dùng máy tính hoặc điện thoại, trẻ liền lập tức tắt màn hình.

Khi con trẻ đột nhiên nhận được tin nhắn, email, chúng liên trở nên lo lắng giật mình, bồn chồn.

Con trẻ ám chỉ việc bị bắt nạt bằng cách nói những câu như “trong nhóm trên MXH  của trường con có nhiều chuyện kịch tính lắm ạ” hoặc “con không có ai chơi cùng cả”, “không ai trò chuyện với con trên MXH hết”, “con toàn đọc được những bình luận đáng sợ thôi”.

Nếu xác định được trẻ đang bị bắt nạt, phụ huynh cần hành động như thế nào?

Phụ huynh hãy bắt đầu bằng việc hỏi thăm, lắng nghe chân thành suy nghĩ và câu chuyện của trẻ, khoan vội quy chụp hay kết luận (dù trẻ là người đi bắt nạt hay bị bắt nạt) khi trẻ có thể trở lại trường trong thời gian tới. Đa số các vụ bắt nạt đều có nguyên nhân dẫn đến các hành vi tiêu cực kể trên.

Bắt đầu bằng một buổi trò chuyện thân thiện, cởi mở với trẻ cha mẹ có thể dẫn dắt bằng một câu chuyện của chính mình khi còn nhỏ, kể về chuyện từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bạn bè bị bắt nạt hoặc một câu chuyện bạo lực mạng mà mẹ có đọc được gần đây.

Nếu trẻ vẫn chưa sẵn sàng kể cho cha mẹ, hãy bảo trẻ rằng cha mẹ sẽ thực hiện quyền kiểm soát bằng cách đọc những tin nhắn, xem lịch sử trang website/MXH của con để biết con đang nói chuyện với ai, truy cập vào những trang web hay ứng dụng nào. Cha mẹ hãy bảo đảm với con rằng việc này giúp cha mẹ nắm được toàn bộ câu chuyện bắt nạt để có thể đánh giá mức độ bạo lực mạng mà con đang phải chịu đựng.

Cha mẹ tuyệt đối không được đổ lỗi cho con mình vì bị bắt nạt. Những câu nói chụp mũ và nghi ngờ như “nếu con không làm gì, tại sao bạn đó lại bắt nạt con mà không phải bạn khác?” có thể khiến trẻ càng suy sụp hơn và mất niềm tin vào cha mẹ, những người đáng lẽ phải trở thành điểm tự vững chắc cho trẻ. Không bao giờ được đổ lỗi cho nạn nhân.

Theo luật sư Doãn Hùng (Đoàn Luật sư  TP Hà Nội)  khi trẻ chia sẻ về việc bị bắt nạt trực tuyến cha mẹ cần lưu lại tất cả các bằng chứng có thể: những tin nhắn, bình luận mang tính đe doạ, khiêu khích, gây rối kèm theo thời gian thực xảy ra. Ngoài ra lưu giữ phiên bản dưới định dạng kỹ thuật số (bản mềm), hãy giúp con trẻ in ra giấy nếu cần thiết (bản cứng).

Sau đó cha mẹ bãy báo cáo cho trường học cũng như cơ quan chức năng để có sự can thiệp cần thiết và kịp thời. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể yêu cầu đối thoại với phụ huynh của trẻ bắt nạt vì trong nhiều trường hợp, các em cũng cần sự giúp đỡ vì phải lựa chọn việc bắt nạt để giải toả sự căng thẳng.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Quốc gia) khuyến cáo, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ đang phải trải qua giai đoạn tâm lý bất ổn, luôn cảm thấy cô đơn, trống trải, trầm cảm… vì bị bạo lực mạng hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Có nhiều cách để phụ huynh có thể thử để giúp trẻ vượt qua được trạng thái bất ổn hiện tại và cha mẹ không cần phải cố gắng một mình. Theo đó, chuyên gia Trần Thành Nam cho rằng các bậc phụ huynh hãy tìm đến chuyên gia. Chúng tôi sẽ đưa ra những hướng giải quyết phù hợp với từng độ tuổi, từng trường hợp cụ thể giúp bạn và con bạn vượt qua khó khăn.

Tình bạn giữa trẻ em cũng như giữa các bạn học chung lớp, chung trường là một mối quan hệ đặc biệt, kỹ năng xã hội cần thiết cho sự phát triển của sức khoẻ tinh thần. Vì vậy, phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến tình huống của trẻ tại trường lớp, trong việc học tập, kể cả học tập trực tuyến tại nhà, để có thể hỗ trợ trẻ kịp thời và hạn chế các tổn thương tinh thần lẫn thân thể.

H. Anh 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !