Can thiệp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh hậu đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam ước tính khoảng 200 nghìn ca đột quỵ.

Ngộ độc vì uống thuốc chữa mất ngủ sau đột quỵ 

Các chuyên gia y tế cảnh báo trong tương lai số ca đột quỵ ngày càng tăng và trẻ hóa. Đột quỵ ở người trẻ là một “thiệt thòi” cho xã hội vì họ đều là những người còn đang ở độ tuổi lao động. Việc chăm sóc, phục hồi cho người bệnh sau đột quỵ vô cùng quan trọng. Đặc biệt là tâm lý của người bệnh.

Anh Nguyễn Quốc V. (45 tuổi, trú tại TP.HCM) được người nhà đưa vào cấp cứu vì lạm dụng thuốc ngủ sau đột quỵ. Anh V. bị đột quỵ từ cách đây gần 2 năm. Sau đột quỵ, anh V. phải đi trị liệu phục hồi chức năng. Tâm lý của anh lúc nào cũng căng thẳng vì bản thân đang là trụ cột gia đình thì giờ trở thành gánh nặng, không giúp được vợ con nhiều.

Anh V. suy nghĩ nhiều và rơi vào tình trạng mất ngủ. Anh V. đã uống thuốc ngủ nhưng uống quá liều. Khi vào viện, bệnh nhân đang trong tình trạng lơ mơ, nhịp tim không đều.

Qua chẩn đoán, bác sĩ xác định anh V. bị ngộ độc do uống thuốc ngủ quá liều. Bác sĩ phải rửa dạ dày, đồng thời truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và ổn định các chức năng.

{keywords}
Cấp cứu cho bệnh nhân. 

Chăm sóc tâm lý như thế nào?

BS CKII. Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết những tổn thương về tâm lý, thần kinh của người sau đột quỵ có rất nhiều. Các bác sĩ thường chia ra làm các nhóm khác nhau.

Thứ nhất, người bện rối loạn lo âu/rối loạn hoảng loạn: Có khoảng 25% người bệnh đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua bị rối loạn lo âu trong 5 năm đầu sau khi bệnh khởi phát.

Ban đầu, những cơn lo lắng chỉ xuất hiện với tần suất vừa phải. Nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp có thể tiến triển thành những cơn rối loạn hoảng loạn kịch phát từng đợt kèm với những triệu chứng toàn thân như co quắp tay chân, thở nhanh nông,..

Thứ hai, rối loạn cảm xúc giả hành: Tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc giả hành tăng cao ở những người bệnh tái phát đột quỵ nhiều lần. Đặc trưng của tình trạng này là sự bộc phát cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh.

Chẳng hạn, người bệnh có thể cười trước sự việc buồn hoặc ngược lại, có thể khóc trước điều gì đó vui nhộn.

Thứ ba, người bện có trầm cảm và có ý định tự sát: Đây là rối loạn khí sắc thường gặp nhất, làm hạn chế khả năng phục hồi chức năng cũng như làm tăng nguy cơ tử vong gấp 10 lần ở người bệnh.

Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh đột quỵ còn sống phải trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm đầu sau khởi bệnh và hơn 50% trong số này không được chẩn đoán hay điều trị.

​Thứ tư, thay đổi cảm xúc: Sau đột quỵ, người bệnh có thể có những sự thay đổi về tính tình như dễ bực bội hơn, thiếu kiên nhẫn, tự ti, mặc cảm và sống nội tâm hơn.

Nỗi lo sợ dựa dẫm, làm phiền người thân do mất đi khả năng hoạt động độc lập có thể là căn nguyên cho những thay đổi cảm xúc này.

Với những biểu hiện trên, BS Quyên cho biết nếu không được cải thiện kịp thời và đúng cách, những tổn thương tâm lý này có thể khiến người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, mất chức năng nặng hơn những khiếm khuyết vốn có, thậm chí là tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Từ đó cản trở quá trình hội nhập cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.

Trải qua cơn đột quỵ, đối diện với những di chứng về vận động khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí đảo ngược hoàn toàn các thói quen cùng vai trò trong gia đình và xã hội.

Vì vậy cần xây dựng và duy trì một đời sống năng động, tạo điều kiện để người bệnh tham gia các hội nhóm, gặp gỡ với những người xung quanh là một cách giúp người bệnh lấy lại niềm vui và động lực sống. Bên cạnh đó, cần động viên người bệnh chia sẻ về những vấn đề về sức khỏe tinh thần của mình.

Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân ở người bệnh đột quỵ là rất lớn, dẫn đến sự nóng nảy, cáu bẳn. Người thân nên đồng hành cùng người bệnh, chia sẻ, đồng cảm và khen ngợi, động viên khi người bệnh có sự cải thiện.

Sự thông cảm và chia sẻ chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người bệnh lạc quan và phối hợp điều trị phục hồi tốt hơn.

Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm xúc cấp tính với biểu hiện nặng, Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị kết hợp với liệu pháp tâm lý trị liệu.

Khánh Chi 

 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !