Bé 4 tuổi đột quỵ được cứu sống ngoạn mục, bác sĩ chỉ ra 'thủ phạm' đang tăng sau dịch Covid-19

Sau đợt sốt kéo dài, bé trai 4 tuổi được chẩn đoán đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch sâu, đây là bệnh lý rất hiếm ở trẻ nhỏ.

Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra khi một động mạch trong não đột ngột bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra hay nói chung là bệnh của hệ động mạch, nhưng gần đây gia tăng đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch.

Tính riêng Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ, chỉ trong tháng vừa qua, bệnh viện điều trị 5 trường hợp (cứu sống 4 trường hợp, 1 trường hợp quá nặng không thể qua khỏi). Đặc biệt, trong số này có 1 trẻ em chỉ mới 4 tuổi, điều mà trước đây gần như rất hiếm khi được ghi nhận.

Tại khoa cấp cứu Bệnh viện S.I.S, bé L. luôn trong tình trạng mê man, các bác sĩ chẩn đoán bé L. cũng bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao vì bé còn nhỏ khả năng điều trị thuốc chống đông và khi can thiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Với tinh thần “còn nước còn tát” bé L. đã được các bác sĩ S.I.S Cần Thơ can thiệp lấy huyết khối, cứu sống ngoạn mục. Sau 5 ngày điều trị, bé phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.

Chị Yến (mẹ của bé L.) vẫn chưa hết bàng hoàng. Theo chị Yên, bé L ở nhà vui chơi bình thường ít khi bệnh, 6 tháng trước bị nhiễm Covid-19, chỉ sốt sơ sơ chừng 3 ngày là khỏi.

Đến đợt này, thấy con sốt cao, nôn ói, trẻ than nhức đầu, chị Yên đưa con xuống bệnh viện Nhi ở Cần Thơ điều trị. Tuy nhiên, tình trạng không dứt, bé L. còn bị co giật rồi mê man, nghi viêm não sau đó chuyển qua bệnh viện S.I.S.

Chị Yến tâm sự, khi qua khám, bác sĩ nói tình trạng của bé nặng lắm và chỉ còn vài phần trăm cơ hội sống. Tuy nhiên, vợ chồng chị hi vọng con vượt qua bệnh tật.

{keywords}
Hình ảnh bé trai sau can thiệp.

Bà H.P.H (52 tuổi, quê Trà Vinh) nhập viện S.I.S Cần Thơ trong tình trạng yếu nửa người trái. Các bác sĩ chẩn đoán bà H. bị tắc hoàn toàn xoang ngang trái, phải, tắc xoang dọc trên một phần. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp nội mạch. Sau đó, sức khỏe bà H. được phục hồi.

Khi tỉnh táo lại, bà H. cho biết trước khi cấp cứu bà thấy bị đau đầu choáng váng cộng thêm tay chân trái bị yếu. Chồng của bà H. nghi ngờ vợ đột quỵ vì hay xem trên tivi nên thấy triệu chứng giống đột quỵ. Bà H. được tức tốc đưa đến bệnh viện và được can thiệp nhanh chóng.

Theo BS. Nguyễn Đào Nhật Huy – Đơn vị can thiệp DSA, Bệnh viện S.I.S Cần Thơ: “Huyết khối tĩnh mạch nội sọ trước đây khá hiếm gặp, bệnh gặp nhiều ở nữ giới do có liên quan đến thời kỳ mang thai, hậu sản, sử dụng thuốc ngừa thai, viêm nhiễm hệ thần kinh, hay nhiễm trùng nặng vùng đầu mặt cổ…

Phương pháp điều trị, thông thường nhất là dùng thuốc kháng đông, thở máy, chống động kinh… ở những trường hợp nặng: Bệnh nhân xuất huyết nhiều, tắc tĩnh mạch lớn nguy cơ tử vong cao, nếu không có phương pháp can thiệp lấy huyết khối và phẫu thuật thì đa số bệnh nhân sẽ tử vong”.

Sau đại dịch Covid 19, số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến bệnh lý mạch máu gia tăng đáng kể, lý giải điều này, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết: “Sau hơn 15 năm điều trị bệnh lý mạch máu não, trung bình 1 năm chỉ gặp từ 1 -2 trường hợp huyết khối tĩnh mạch não nặng, tuy nhiên, những năm gần đây sau đại dịch covid 19, theo y văn thế giới cũng như ghi nhận tại Việt Nam, có sự gia tăng đáng kể về số lượng bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ, không kể độ tuổi và giới tính.

Theo TS Cường, y văn đã kết luận bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 có sự kích hoạt quá mức hệ thống miễn dịch, tăng phản ứng viêm, gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể, đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng huyết khối tĩnh mạch nội sọ cũng như các mạch máu khác trong cơ thể như phổi, tim… trong cộng đồng.

Để chẩn đoán xác định căn bệnh này, cần dựa vào hình ảnh học như chụp CT có bơm cản quang, MRI tĩnh mạch sọ não, cần thiết có thể chụp DSA tĩnh mạch não để chẩn đoán xác định cũng như can thiệp tái thông trong trường hợp thất bại điều trị thuốc…

Khánh Chi   

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Người phụ nữ có khối u khổng lồ sau 3 năm 'bỏ quên'

Bị u xơ từ ba năm trước nhưng nữ bệnh nhân chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra lại dẫn đến u phát triển khổng lồ, bụng to như người mang thai sắp sinh.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Rách dạ dày, đứt gan sau cuộc xô xát

Người đàn ông 43 tuổi được đưa đến viện cấp cứu sau cuộc xô xát. Bác sĩ phát hiện anh bị rách dạ dày, đứt một mảnh gan.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Công việc áp lực, quý ông rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'

Những căng thẳng, áp lực trong công việc kéo dài và lối sống lười vận động, ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Quý ông ngực to bất thường sau tuổi 40

Người đàn ông 50 tuổi ở Hà Nội phát hiện ngực to dần từ 5 năm nay. Mấy tháng gần đây, vòng hai còn chảy xệ khiến ông không dám chạy bộ hay mặc áo thun bó sát.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp nhiều người kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !