Viện dưỡng lão vẫn là điều 'xa xỉ' với người già ở Việt Nam

Ngày càng có nhiều người già muốn vào trại dưỡng lão ở nhưng với giá dịch vụ tại các viện dưỡng lão không phải ai cũng có tiền để đến đó dưỡng già.

Việt Nam sẽ đối diện với quá trình già hoá dân số ước tính đến năm 2030, có 17 triệu người cao tuổi, năm 2050 là 25 triệu người và xu hướng xã hội công nghiệp thì người già sẽ sống cô đơn hơn.

Ngày càng nhiều gia đình bận rộn không có thời gian chăm sóc người già. Trong khi đó người cao tuổi không chỉ cần cái ăn, cái mặc mà họ cần các “món ăn” tinh thần. Có lẽ vì thế mà nhiều người già đã tình nguyện vào trại dưỡng lão để tìm các bạn già của mình xây dựng cuộc sống giàu tinh thần.

Có 3 con trai và 2 con gái nhưng tuổi già của bà Đào Thị M. (Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) lại sống một mình. Bà M. không ở với con nào vì các con bận việc và con cháu thích ở chung cư. Còn bà M. thích ở nhà mặt đất nên bà ở tại căn nhà trước đây đại gia đình vẫn ở. Nhiều lần cô đơn, bà M. rất muốn vào trại dưỡng lão ở nhưng con cháu lại không đồng ý.

Bà M. cho biết con gái nói “mẹ có 5 người con bây giờ vào trại dưỡng lão thì người ta bảo nhà có 5 con mà không nuôi được mẹ”. Vậy là bà M. cứ lủi thủi sống một mình. Sau vài năm cô đơn, đầu năm 2022 bà M. quyết định nhờ con đi tìm viện dưỡng lão. Tuy nhiên, khi con cho xem bảng chi phí thì vượt quá khả năng chi trả của bà M., bản thân bà lại không muốn thành gánh nặng cho các con.

Chăm sóc người cao tuổi tại TP.HCM. 

Còn trường hợp của bà Nguyễn Thị C. (Nghi Tàm, Hà Nội) hơn 80 tuổi, các con đều là Việt Kiều hoặc làm doanh nghiệp, bản thân bà C. cũng có vài cái nhà cho thuê nên bà chủ động về tài chính. Thay vì ở nhà buồn tẻ, bà C. chọn phòng VIP trong viện dưỡng lão với mức chi phí 20 triệu đồng/tháng. Vào đây, bà được trò chuyện với người già, được chăm sóc thêm, muốn massage sẽ có nhân viên làm giúp bà. Hàng ngày, bà được đi dạo và tập luyện cùng với những người già cùng lứa tuổi với mình.

Theo khảo sát của phóng viên, tại một trại dưỡng lão ở Hà Đông, Hà Nội chi phí cho các ông bà khỏe mạnh ở phòng tập thể (từ 5-8 giường) cơ bản hàng tháng là 7,5 tới 8,5 triệu đồng. Với phòng 4 người tại cơ sở 4 có giá 10 triệu/ tháng. Phòng đơn từ 12 đến 15 triệu đồng/ tháng. Trường hợp cần sự hỗ trợ đặc biệt (hỗ trợ vận động, hỗ trợ ăn uống, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, chăm sóc vết loét,…), mức phí hỗ trợ chỉ từ 500 nghìn đồng đến 6 triệu tháng. Đối với các ngày lễ, tết sẽ thu thêm phụ phí 200.000/ngày.

Tại một viện dưỡng lão ở Văn Giang, Hưng Yên giá dịch vụ cũng cao hơn khu vực trên từ 10 – 20%. Như vậy, để ở trong viện dưỡng lão, trung bình một người già cần đến 10 triệu đồng/ tháng. Phòng VIP có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng.

Tại TP. HCM cũng tương tự, chi phí vào viện dưỡng lão vô cùng lớn. Ví dụ giá tại Trại dưỡng lão Vườn Lài: Giá phòng 5 – 6 giường là 10 triệu đồng/tháng, phòng 4 giường là 11 đến 12 triệu đồng/ tháng, phòng 3 giường là 13 – 14 triệu đồng/tháng, phòng 2 giường là 15 – 16 triệu đồng/ tháng. Phòng phục hồi trị liệu và chăm sóc đặc biệt có giá từ 12 đến 16 triệu đồng/ tháng. Giá trên chưa bao gồm các gói trị liệu cho người già và các gói chăm sóc y tế.
 
Theo ông Nguyễn Văn Tân – Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại Việt Nam người già sẽ ngày càng tăng lên trong khi đó cơ sở vật chất cho trại dưỡng lão không đủ nhu cầu cho người già. Viện dưỡng lão vẫn là điều gì xa xỉ với người già ở Việt Nam.

Ở Nhật Bản, khi người trẻ lao động phải đóng 2% thu nhập vào quỹ chăm sóc cho người cao tuổi nên khi về già họ sẽ được chăm sóc từ quỹ đó. Nhưng ở Việt Nam thì hiện chưa có, mà chỉ có các viện dưỡng lão tư nhân nên chi phí còn cao, người già khó tiếp cận.
 
Quá trình hạt nhân hoá gia đình càng ngày càng phát triển, các gia đình tam đại, tứ đại đồng đường sẽ ngày càng ít. Người già sẽ ngày càng sống cô đơn hơn, họ ít sống cùng với con cháu hơn. Khi đó nhu cầu chăm sóc chuyên nghiệp từ viện dưỡng lão sẽ tăng lên.
 
Theo thống kể của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cả nước có 46 cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Số người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội khoảng 62.000 người với khoảng 10% là người già cô đơn.

Khánh Chi

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !