Nguy cơ từ té ngã của người cao tuổi và cách phòng tránh
Nguy cơ từ té ngã
Hàng năm, từ 30 đến 40% số người lớn tuổi sống trong cộng đồng; 50% cư dân của viện dưỡng lão ngã. Tại Hoa Kỳ, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn và là nguyên nhân tử vong thứ 7 ở người ≥ 65 tuổi. Năm 2017, có 31.190 trường hợp tử vong do ngã ở người trên ≥ 65 tuổi và 5.148 ở người trẻ hơn, do đó 85% tử vong do ngã xảy ra ở 13% dân số người ≥ 65 tuổi. Ngoài ra, ngã là nguyên nhân của hơn 3 triệu lượt khám tại Khoa cấp cứu ở người cao tuổi. Chi phí y tế riêng của Medicare cho các chấn thương về ngã là 31 tỷ USD vào năm 2015 và chắc chắn sẽ tăng lên.
Hơn 50% số người bị ngã trong số người cao tuổi bị thương tích. Mặc dù hầu hết các thương tích không nghiêm trọng (ví dụ: vết xước, trầy xước), chấn thương do ngã chiếm khoảng 5% số trường hợp nhập viện ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi. Khoảng 5% số lần ngã dẫn đến gãy xương hông, cổ tay hoặc khung chậu. Khoảng 2% số lần ngã dẫn đến gãy xương hông. Các thương tích nghiêm trọng khác (ví dụ: chấn thương đầu và chấn thương nội bộ, vết xước, rách) xảy ra trong khoảng 10% số lần ngã. Một số chấn thương do ngã có thể gây tử vong. Khoảng 5% người cao tuổi bị gãy xương hông chết trong khi nằm viện. Tử vong tổng thể trong 12 tháng sau khi gãy xương hông dao động từ 18 đến 33%.
Theo BS CK I Nguyễn Minh Đức – Giảng viên Bộ môn Lão, trường Đại học Y Dược TP.HCM, té ngã là tai nạn bất ngờ rất phổ biến ở người cao tuổi. Theo thống kê của Hội đồng Lão khoa quốc gia Hoa Kỳ, té ngã ở người lớn tuổi rất cao. Ở Mỹ có tới 40% người trên 65 tuổi càng dễ té ngã; trên 80 tuổi tỷ lệ lên tới 50%. Hậu quả của té ngã gây chấn thương đầu, gãy xương, gãy xương hông, xương cổ xương đùi có thể khiến bệnh nhân nằm một chỗ, tốn chi phí thay khớp, phẫu thuật tốn kém, nhiễm trùng bệnh viện, các chức năng của cơ thể cũng suy giảm.
Bác sĩ Đức cho biết nếu bệnh nhân có các bệnh lý mà gãy xương càng tăng nguy cơ các biến chứng có thể gây thuyên tắc phổi có tỷ lệ tử vong cao, nhiễm trùng viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng vi khuẩn kháng thuốc. Bệnh nhân nằm lâu cũng có thể bị loét khi nằm viện.
Phòng té ngã
Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi bị té ngã trong cộng đồng rất lớn. Vì vậy, phòng ngừa té ngã ở người lớn tuổi rất quan trọng. Ở người cao tuổi có hai nhóm nguy cơ dễ té ngã:
Nhóm thứ nhất, do thay đổi chức năng ở người lớn tuổi, các bệnh lý đi kèm làm cho người cao tuổi dễ mất thăng bằng khi đi lại. Các thuốc bệnh nhân sử dụng cũng làm tăng nguy cơ té ngã nhất là thuốc liên quan điều trị mất ngủ, lo âu, trầm cảm, giảm thị lực, thính lực làm cho người cao tuổi dễ té ngã hơn. Đặc biệt là bệnh lý xương khớp, thần kinh (tiền đình) làm tăng nguy cơ té ngã.
Nhóm thứ hai, yếu tố ngoại sinh như yếu tố môi trường ở nhà. Sàn nhà trơn trượt cũng làm tăng nguy cơ té ngã ở người già. Tốt nhất nên dùng gạch nhám, thảm nhám hoặc thanh vịn để giảm té ngã. Cầu thang cũng nên có tay vịn hai bên, cầu thang không nên quá dốc.
Trong nhà bếp nên để vật dụng phù hợp với người lớn tuổi, các vật dụng trong nhà nên phù hợp, không bừa bộn. Bố trí ánh sáng ở các nơi cho đủ.
Từ các yếu tố trên, bác sĩ Đức cho rằng các thành viên trong gia đình cố gắng phòng té ngã. Ví dụ người cao tuổi thị lực kém cần phải theo dõi khám thị lực thường xuyên, có thể sử dụng thêm kính. Nếu việc đi lại khó khăn nên sử dụng nạng hỗ trợ cũng như xem xét các thuốc phù hợp, giảm nguy cơ té ngã. Ngoài ra, giảm nguy cơ gãy xương, BS Đức cho biết người già nên tầm soát loãng xương để điều trị tốt. Nếu bị loãng xương thì nguy cơ gãy xương khi té ngã rất lớn nhất là gãy cổ xương đồng.
Khi tầm soát té ngã bác sĩ sẽ sàng lọc người bệnh nếu có 1 trong 3 yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ té ngã như: Trong 1 năm đã té ngã lần nào chưa vì nguy cơ té ngã tái lại lớn; Người bệnh có đi lại vững hay không; Bệnh nhân sợ té ngã cũng là tăng nguy cơ té ngã.
Nếu bệnh nhân có 1 trong ba yếu tố trên nên bổ sung vitamin D mỗi ngày, kiểm soát các bệnh lý đi kèm thật tốt nhất là loãng xương.
Khánh Chi