Trung Quốc lo bại lộ lực lượng tàu ngầm trên Biển Đông

Sự xuất hiện của máy bay trinh sát P3-C Orion của Nhật Bản trên Biển Đông đã khiến Trung Quốc không khỏi lo sợ bị bại lộ lực lượng tàu ngầm đang hoạt động tại vùng biển chiến lược này.

Trong tuần này, Philippines đã tổ chức các cuộc diễn tập song phương với cả Mỹ và Nhật Bản trên khu vực Biển Đông. 

Điển hình, hôm 23/6, quân đội Nhật Bản và Philippines đã tổ chức một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ, cứu nạn trên Biển Đông. Trong đó, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã điều động một chiếc máy bay trinh sát P3-C Orion chở theo 3 khách mời người Philippines, bay ở độ cao cách bãi Cỏ Rong 1.524 m. Bãi Cỏ Rong, nằm gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là khu vực cả Bắc Kinh và Manila đang tranh chấp chủ quyền nằm trên Biển Đông. Theo sau là một chiếc máy bay tuần tra cỡ nhỏ hơn của Philippines. 

Trung Quốc lo bại lộ lực lượng tàu ngầm trên Biển Đông - ảnh 1

Máy bay trinh sát P3-C Orion của Nhật Bản.

"Chúng tôi đang thực hành công tác cứu hộ và cứu nạn để tham gia nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo và thảm họa", tạp chí The Diplomat dẫn lời Thượng tá Hải quân Philippines, ông Jonas Lumawag miêu tả về cuộc tập trận chung với Nhật Bản. 

Còn theo tờ Yomiuri Shimbun, cuộc diễn tập mô phỏng quá trình tìm kiếm một chiếc tàu bị đắm. Song, tờ Yomiuri Shimbun nhấn mạnh các sĩ quan Philippines đã "tỏ ra vô cùng ấn tượng trước khả năng phát hiện tàu ngầm của máy bay P3-C". Đây cũng chính là mối lo lớn nhất của Trung Quốc khi về các máy bay tuần tra P3-C của Mỹ. Ngay trước cuộc diễn tập, Thượng tá Lumawag cũng nhấn mạnh Philippines hy vọng có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ Nhật Bản về việc sử dụng các máy bay trinh sát như P3-C. 

"Philippines đã nhiều lần tổ chức các cuộc tập trận với đối tác. Đây không phải là hành động khiêu khích nhắm vào bất cứ quốc gia nào mà thể hiện mong muốn hợp tác và học hỏi kinh nghiệm từ các bên liên quan", Phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte chia sẻ với tờ The Philippine Star. 

Trong khi đó, một phát ngôn viên Hải quân Philippines cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi tổ chức tập trận là để thể hiện khả năng tương tác. Đây không phải là thông điệp gửi tới các bên có tranh chấp chủ quyền hàng hải với chúng tôi". 

Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản – Philippines có thể là dấu hiệu báo trước về việc Tokyo sẽ tham gia nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông như báo chí đưa tin trong thời gian qua. 

"Khả năng Nhật Bản sẽ tham gia tuần tra và trinh sát trên Biển Đông trong những năm sắp tới cùng với các lực lượng quân sự như Mỹ, Australia và Philippines", chuyên gia Nhật Bản Narushige Michishita chia sẻ với AP. 

Về phần mình, Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Nhật Bản "tránh xa các vấn đề Biển Đông". Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho rằng, cuộc tập trận cứu hộ và cứu nạn kéo dài 2 ngày giữa quân đội Nhật Bản và Philippines là hành động cho thấy Tokyo muốn can thiệp vào các tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Theo Tân Hoa Xã, có 3 nguyên nhân khiến Nhật Bản muốn can thiệp vào các tranh chấp tại Biển Đông. Thứ nhất, Nhật Bản muốn đẩy Trung Quốc rời xa tham vọng độc chiến biển Hoa Đông, khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo, để chú tâm vào Biển Đông. Thứ hai, Nhật Bản muốn người dân nước này hiểu rằng Trung Quốc là "kẻ chuyên đi bắt nạt" nhằm tăng tỷ lệ ủng hộ trong nước đối với các chính sách cải cách an ninh và quốc phòng do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng. Thứ ba, Nhật Bản muốn thế giới quên đi những tranh cãi lịch sử của nước này trong Thế chiến thứ Hai. 

Tân Hoa Xã kết luận: "Nhật Bản, vốn không phải là một nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nên từ bỏ mọi nỗ lực nhằm khuấy động tình hình trong khu vực". 

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có tỏ ra quan ngại trước cuộc tập trận của Nhật Bản – Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Haiqing nhấn mạnh: "Điều mà các nước trong khu vực quan tâm nhiều nhất hiện nay là sự phát triển. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan không làm tình hình căng thẳng trong khu vực tiếp tục leo thang". 

Lâu nay, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố trên 90% diện tích Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên mà cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei cùng tuyên bố chủ quyền. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !