Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Chấn chỉnh công tác quản lý ngành thủy sản

Nghệ An có chiều dài bờ biển trên 82 km, diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch gồm Lạch Quèn, Lạch Cờn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cũng như neo đậu, tránh trú. 

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có có 3.398 tàu thuyền khai thác thủy sản. Trong đó, tàu cá thuộc diện đăng ký (có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên) đến ngày 19/12/2022 là 2.501 chiếc. Số lượng lao động tham gia khai thác thủy sản toàn tỉnh trên 16.825 người (lao động khai thác vùng khơi, vùng lộng và ven bờ). 

Tàu thuyền tấp nập cập cảng Lạch Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An) những ngày cuối năm 2022.

Trong 5 năm qua, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Nghệ An đã nỗ lực chỉ đạo thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) và xem đây là nhiệm vụ quan trọng cũng như cơ hội để chấn chỉnh công tác quản lý ngành thủy sản của địa phương.

Ngày 26/9/2019, Ban chỉ đạo tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt Ban Chỉ đạo chống IUU) được thành lập. Từ đây, các hoạt động chống khai thác trái phép được tổ chức thường xuyên, liên tục và bài bản hơn.

Trên cơ sở hạn ngạch được phân bổ, Nghệ An được cấp 1.242 Giấy phép khai thác thủy sản ở vùng khơi, 654 Giấy phép khai thác vùng lộng, 1.953 Giấy phép khai thác thủy sản vùng ven bờ với các nghề sau: lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu, chụp, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản, lồng bẫy và nghề khác.

Đến ngày 19/12/2022, tổng số tàu cá được cấp đăng ký 2.501 chiếc, bằng 100% số tàu thuộc diện phải đăng ký. Số tàu còn hạn đăng kiểm là 1.182/1.686 chiếc thuộc diện phải đăng kiểm, đạt 70,11%; có 1.123/1.146 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 97,99%. Việc đánh dấu tàu cá ở các địa phương đã thực hiện, đảm bảo đúng theo quy định…

Trong năm 2022, Chi cục Thủy sản Nghệ An đã xử phạt vi phạm hành chính 68 vụ/68 đối tượng/67 phương tiện với tổng số tiền xử phạt 217 triệu đồng; tịch thu 3 bộ kích điện, 15m dây điện. 

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 69 vụ/103 đối tượng/103 phương tiện với tổng số tiền xử phạt 728,5 triệu đồng. Tang vật tịch thu 18 bộ công cụ kích điện; 96m dây điện. Chính quyền địa phương các cấp xử phạt vi phạm hành chính 1 vụ/1 đối tượng/1 phương tiện với số tiền xử phạt 3,5 triệu đồng.

Lực lượng chức năng Nghệ An kiểm tra, xử phạt các chủ tàu cá khai thác vi phạm quy định.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chống IUU tỉnh Nghệ An cùng với sự nỗ lực của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, công tác chống khai thác IUU tại Nghệ An trong năm 2022 đã đạt được những kết quả nhất định.

Theo đó, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao, ngư dân đã chủ động thông báo trước khi tàu cập, rời cảng cá; ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo quy định. Hầu hết ngư dân đã chủ động lắp thiết bị giám sát hành trình. 

Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và cấp giấy phép khai thác thủy sản thực hiện tốt, đảm bảo 100% số tàu cá hoạt động khai thác thủy sản đã được đăng kiểm và cấp giấy phép theo quy định...

Trong năm 2023, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục tập trung quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp chống khai thác IUU; tập trung triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Trong đó, đôn đốc quyết liệt hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thực hiện đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá theo quy định; thường xuyên rà soát, cập nhật số lượng tàu cá địa phương vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase.

Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Đồng thời, theo dõi, lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để theo dõi, kiểm soát và xử lý tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn của tỉnh khác để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi khai thác IUU.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng trong hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU; tăng cường công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền phổ biến đến các chủ tàu, thuyền trưởng các quy định về chống khai thác IUU, đặc biệt là vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, để đáp ứng các yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm và đòi hỏi sự hợp lực của các cấp, ngành và địa phương, sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền cấp huyện, xã.

“Đề nghị Tổng cục Thủy sản chỉ đạo các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình nâng cao chất lượng tín hiệu nhằm đảm bảo quản lý chính xác, hiệu quả. Xử lý nghiêm các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo chất lượng theo quy định. Yêu cầu các đơn vị đăng kiểm cập nhật dữ liệu đăng kiểm tàu cá lên hệ thống Vnfishbase nhằm đảm bảo theo dõi đánh giá đúng thực tế...”, ông Trần Xuân Học đề nghị.

Bảo Trâm

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Thanh Hóa tập trung làm tốt công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Trong năm 2022, Thanh Hóa đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu về công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Đang cập nhật dữ liệu !