Trẻ mang đồ ăn đến lớp: Nên hay không?
Theo các chuyên gia, nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các trường học luôn tiềm tàng, nếu không kiểm soát kỹ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt vào mùa nắng nóng như hiện nay.
Nguy cơ ngộ độc
Trước đó, theo Sở Y tế Cao Bằng, trong các ngày 26 - 27/5/2020, Khoa Nhi - Trung tâm Y tế Thành phố Cao Bằng đã tiếp nhận 10 em học sinh tiểu học nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn. Các em là học sinh bán trú tại Trường Tiểu học Sông Hiến 1 và Trường Tiểu học Thị Xuân, Thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng.
Vào ngày 26/5 sau giờ ăn trưa tại trường các em đi ngủ, sau khi ngủ dậy một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, được nhà trường và gia đình đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thành phố.
Tại đây các bác sĩ đã tiến hành thăm khám lâm sàng, theo dõi triệu chứng, ban đầu chẩn đoán do ngộ độc thực phẩm.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cao Bằng đã đến lấy mẫu thức ăn của nhà hàng Tiến Binh (đơn vị cung cấp suất ăn trưa bán trú cho học sinh hai trường nói trên) để xét nghiệm, đồng thời tạm đình chỉ hoạt động của nhà hàng để điều tra, làm rõ.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2015-2019, số vụ ngộ độc thực phẩm trung bình/năm, số người mắc, số người nhập viện và tử vong trung bình/năm đều giảm so với giai đoạn 2010-2014. Tính chung từ năm 2010 – 2019, trên cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người chết, gần 40.190 người phải nhập viện điều trị.
Chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ mang đồ ăn đến lớp |
Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, toàn quốc đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.
Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học... vẫn có thể xảy ra. Một trong những vấn đề đáng chú ý là việc các bếp ăn tập thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cung cấp suất ăn công nghiệp không đảm bảo an toàn.
Không nên mang đồ ăn đi học
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thời tiết nắng nóng như hiện nay học sinh đi học tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất lớn.
PGS Dũng cho rằng để đảm bảo cho học sinh đến trường, nhà trường, các bếp ăn, nơi cung cấp thực phẩm cho các trường, cần kiểm soát cả vấn đề an toàn thực phẩm .
Nên giám sát kiểm tra cả nguồn gốc của thực phẩm, kiểm soát cả khâu vận chuyển, đến bếp ăn. Vệ sinh an toàn thực phẩm không phải trong bữa ăn mà cả trong thực phẩm từ lúc thu mua, vận chuyển cho đến khi sản xuất, chế biến vào tận bữa cơm của học sinh.
PGS Dũng cho biết nhiều gia đình cho trẻ mang cơm đi học. Điều này không tốt, khi trẻ mang cơm, thức ăn từ nhà đi càng nguy hiểm. Thời tiết như hiện nay rất dễ bị ôi thiu vì nhà trường không có chỗ bảo quan thức ăn cho trẻ.
PGS Dũng cho rằng nếu không kiểm soát được việc ăn uống của trẻ ở trường thì sẽ có thể xảy ra ngộ độc hàng loạt.
Ngoài ra, không nên khuyến khích ăn quà vặt, cha mẹ nên khuyến khích con ăn no, đủ vào buổi sáng. Thay vì mang quà vặt nên mang nước cho trẻ.
Hiện nay, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương bố trí cán bộ đặc trách nắm chắc các đối tượng, xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp đối, từng bếp ăn tập thể. Cùng với đó là nghiên cứu đề xuất chính sách can thiệp về giá thành tối thiểu, khuyến cáo về định mức dinh dưỡng của một suất ăn sẵn cho học sinh.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.