Ngăn chặn tội phạm từ buôn bán động vật hoang dã rửa tiền qua kẽ hở ngân hàng

Buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật đã tạo ra nguồn lợi rất lớn từ hoạt động tội phạm hàng năm. Khoản lợi nhuận phi pháp này được rửa tiền bằng cách lợi dụng các kẽ hở của lĩnh vực tài chính và phi tài chính.

Tại Việt Nam, các tổ chức tài chính có thể đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau nếu việc quản lý khách hàng lỏng lẻo, vô tình để xảy ra hoạt động tội phạm rửa tiền, tạo điều kiện gia tăng tội phạm liên quan đến động vật hoang dã và gây tổn hại đến tính toàn vẹn tài chính.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thời gian qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực cho các định chế tài chính tham gia đấu tranh phòng, chống rửa tiền nói chung và phòng, chống rửa tiền từ buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật nói riêng.

“Có thể nói, về cơ bản, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền nói chung và chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ, góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết.

Trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia, Việt Nam là thành viên của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (APG), thành viên liên kết của FATF, đồng thời là quan sát viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont). 

Rùa Sa Nhân, một loài rùa có tên trong sách đỏ Việt Nam và thường bị các đối tượng săn bắt.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập một số tổ chức quốc tế lớn về phòng, chống rửa tiền trong khu vực, tham gia các công ước quốc tế và phê chuẩn thực hiện các công ước như Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (công ước CITES), Công ước về Đa dạng sinh học. 

Đặc biệt, thực hiện kế hoạch hành động giải quyết rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 ban hành theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã chính thức gia nhập Mạng lưới liên cơ quan thu hồi tài sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 12/2020.

Cùng với kiện toàn khuôn khổ pháp lý, hệ thống ngân hàng thương mại thời gian qua đã triển khai mạnh mẽ phòng, chống rửa tiền trong hệ thống. Các ngân hàng đã ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, hiện đại hoá hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản trị theo các chuẩn mực quốc tế để phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, trong đó có phòng, chống rửa tiền và phổ biến kiến thức cho các cán bộ nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống rửa tiền.

Thời gian qua, Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền, trong đó có việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng chống tội phạm nói chung. Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV ngày 15/11/2022.

Tuy nhiên, đối với các ngân hàng, rủi ro về buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã phải được xem xét và ghi nhận là một phần trong khuôn khổ về rủi ro của ngân hàng và đánh giá chống rửa tiền. Để kiềm chế hoạt động giao dịch tiền từ buôn bán động vật bất hợp pháp qua ngân hàng, các ngân hàng cần theo dõi để đảm bảo các loại giao dịch khớp với hồ sơ. 

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần thẩm định chắc chắn khách hàng để đảm bảo các công ty không dùng vỏ bọc để che giấu hoạt động trái phép như buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã...

Ngân Giang

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !