Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 có bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Cụ thể, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định về đối tượng báo cáo tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo.

Tòa xét xử một vụ án rửa tiền.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo (các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trò chơi có thưởng...) phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và nội hàm khái niệm theo khuyến nghị của tổ chức quốc tế; bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở luật hóa quy định về đối tượng này tại Nghị định số 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

Đồng thời, để đảm bảo bao quát được các hoạt động phát sinh trong tương lai, Luật quy định Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại Luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trao đổi với PV Infonet với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Lawfirm cho biết: “Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngoài những dịch vụ truyền thống trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giờ đây đã có sự xuất hiện của các hình thức thanh toán mới có thể kể đến như các loại hình trung gian thanh toán qua ví điện tử như ví momo, ví zalopay…. và đương nhiên những hoạt động của các tổ chức cung ứng những dịch vụ này nằm không ngoài sự dự liệu và điều chỉnh của Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022”. 

Luật sư Trương Anh Tú trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên.

Nhận định về việc bổ sung thêm đối tượng phải báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong Luật PCRT và mới đây nhất đã được Quốc hội thông qua, luật sư Trương Anh Tú nêu quan điểm: “Sự bổ sung này là vô cùng thiết thực và đó là nhu cầu xuất phát từ yêu cầu từ thực tiễn quản lý nhà nước trong công tác phòng chống rửa tiền.

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Do là hình thức thanh toán phi tiền mặt nên đây là phương tiện tiềm ẩn khả năng rất lớn cho các tập đoàn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh”. 

“Do vậy, việc xác định và bổ sung các đối tượng phải báo cáo (bên cạnh các đối tượng báo cáo đã được quy định tại Luật PCRT 2012) là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian hơn lúc nào hết là vô cùng cần thiết. Việc bổ sung thêm là cũng tương thích và phù hợp với khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế - FATF.

Việc bổ sung đối tượng báo cáo tạo cơ sở pháp lý để đánh giá, rà soát về mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các hoạt động mới phát sinh. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của pháp luật về phòng chống rửa tiền của các quốc gia trên thế giới”, vị Chủ tịch TAT Lawfirm phân tích.

Tuy nhiên, luật sư Trương Anh Tú cũng chia sẻ: “Đối tượng báo cáo sẽ còn phải tăng thêm về mặt số lượng, bởi theo thời gian, qua thực tiễn vận động, phát triển xã hội sẽ phát sinh thêm nhiều phương thức mới mà các đối tượng thực hiện rửa tiền lợi dụng, đòi hỏi cơ quan lập pháp phải kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm làm cơ sở cho hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm rửa tiền.

Để việc thực thi luật được dễ dàng và thống nhất thì các cơ quan lập pháp cũng cần có sự hướng dẫn chi tiết hơn ở các văn bản quy phạm pháp luật cấp thấp hơn như hướng dẫn thi hành trong các Nghị định, Thông tư.

Ngoài ra, các cơ quan lập pháp cần tích cực của việc bổ sung thêm các đối tượng có nghĩa vụ phải báo cáo là đảm bảo việc phòng chống rửa tiền tốt hơn. Nhưng quy định này cũng sẽ làm tăng khối lượng công việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán khi phải tăng tăng nguồn lực, chi phí cho các đối tượng báo cáo mới này”.

Tiến Anh

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Phòng, chống rửa tiền

Ngày 02/12/2022, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Phòng, chống rửa tiền và các Luật được Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !