Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Trao đổi với PV Infonet về nội dung Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) quy định cụ thể hơn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền, luật sư Đỗ Thành Hưng – VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: “Luật sửa đổi, bổ sung quy định về việc trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin PCRT với cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Ảnh minh họa.

Đồng thời, bổ sung việc giao Chính phủ quy định chi tiết về việc chuyển giao, trao đổi , cung cấp thông tin PCRT trong nước, hướng dẫn về việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn chuyển giao, trao đổi, cung cấp thông tin PCRT tại Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài nước.       

Về áp dụng các biện pháp tạm thời: Luật quy định rõ các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch bao gồm: Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội. Dư thảo Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này, theo đó, trên cơ sở thực tiễn công tác PCRT, Chính phủ sẽ quy định cụ thể về các yếu tố như “cơ sở hợp lý để nghi ngờ”…

Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) cũng luật hóa quy định về việc miễn trách nhiệm của đối tượng báo cáo tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP, theo đó đối tượng báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định tại Luật.

Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định về thời điểm thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch theo hướng đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với yêu cầu của Khuyến nghị số 6 của FATF.

Về biện pháp phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản, dự thảo Luật bổ sung quy định đối tượng báo cáo phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trước những tác hại do rửa tiền gây ra, các quốc gia ngày càng nhận thấy phải có các chương trình phòng, chống rửa tiền tổng thể. Trong đó, các hoạt động hợp tác song phương và đa phương chống nạn rửa tiền ở nhiều cấp độ khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”.

Luật sư Đỗ Thành Hưng: "Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) quy định cụ thể hơn về việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền".

“Hợp tác quốc tế ngày càng cần thiết ở mọi giai đoạn điều tra chống rửa tiền (đó là các giai đoạn thu thập thông tin tình báo tài chính, điều tra và truy tố). Ví dụ, ở giai đoạn thu thập thông tin tình báo tài chính đối với một vụ rửa tiền, các đơn vị tình báo tài chính (FIU) cần phải trao đổi thông tin với các đối tác của họ ở nước ngoài để có thể phân tích một cách đúng đắn các báo cáo về hoạt động đáng ngờ và các thông tin tài chính được tiết lộ khác.

Có thể nói là những việc đúng như vậy cũng cần thiết cho giai đoạn điều tra để cảnh sát có thể điều tra thành công các vụ rửa tiền. Khả năng trao đổi thông tin nhanh chóng với các đối tác nước ngoài mà không gặp phải một trở ngại hoặc chậm trễ phi lý nào đang ngày càng trở thành một nét chủ yếu của bất kỳ một FIU, cơ quan thi hành pháp luật hoặc công tố nào.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã có những bước đi cần thiết để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực trên như việc Quốc hội thông qua Luật phòng chống rửa tiền, Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thực thi luật… qua đó tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động phòng chống rửa tiền và chống cung cấp vốn cho khủng bố”, luât sư Đỗ Thành Hưng phân tích.

Từ những căn cứ nêu trên, luật sư Đỗ Thành Hưng nêu quan điểm: “Thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã có sự hợp tác chặt chẽ với các nước và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền, đáp ứng được thông lệ quốc tế, phù hợp với hệ thống khuôn khổ pháp lý cũng như thực tiễn hệ thống ngân hàng tài chính của Việt Nam.

Những tác động tiêu cực của hiện tượng rửa tiền đã được chứng minh không chỉ đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do làm cho nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Tiến Anh

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Phòng, chống rửa tiền

Ngày 02/12/2022, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Phòng, chống rửa tiền và các Luật được Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !