Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Trao đổi với PV Infonet về quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng, luật sư Diệp Năng Bình – Đoàn luật sư TPHCM chia sẻ: “Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung phương thức xác minh thông tin khách hàng thông qua các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật.

Luật sư Diệp Năng Bình trao đổi với PV Infonet về nội dung nêu trên.

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định cụ thể hơn về thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân so với Luật cũ. Cụ thể, đã bổ sung thông tin chi tiết hơn đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam;  khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam; khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên; khách hàng cá nhân là người không quốc tịch; khách hàng tổ chức”.

“Như vậy, Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch,… vì hiện nay thông tin chủ thể của khách hàng đã có nhiều sự thay đổi về quốc tịch, nơi cư trú trong nước và ngoài nước phản ánh nhu cầu thực tế trong việc bổ sung thêm các quy định này vào trong Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Việc này hoàn toàn hợp lý đối với nhu cầu đời sống thực tiễn, nhằm quản lý, kiểm soát thu thập, xử lý và phân tích được thông tin của khách hàng một cách hiệu quả và chính xác nhất. Thế mạnh của việc nắm bắt thông tin nhận biết khách hàng: Nắm bắt thông tin khách hàng không chỉ hiểu rõ hơn về hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó kiểm soát được trong quá trình giao dịch nhằm nhận biết rằng khách hàng đã hoạt động trong quá trình giao dịch như thế nào, chủ thể giao dịch đó là cá nhân, tổ chứ nào.

Từ đó, sẽ khai thác cũng như phân tích được dữ liệu thông tin của khách hàng trong quá trình giao dịch. Hơn nữa, việc nắm bắt thông tin khách hàng còn giúp cho tổ chức cũng như doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp để đáp ứng mà còn giúp cho khách hàng với vai trò là tổ chức triển khai hoạt động kinh tế hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa.

Những lợi ích của việc nắm bắt thông tin nhận biết khách hàng: Nâng cao hiệu quả trong phân khúc khách hàng; Gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng. Tạo ra chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Tăng tỷ lệ tương tác và phản hồi từ khách hàng. Tối ưu chi phí marketing bằng cách nhắm mục tiêu vào nhóm khách hàng tiềm năng sẽ tương tác với quảng cáo. Tối ưu hiệu quả bán hàng nhờ đáp ứng được vấn đề mà khách hàng quan tâm.

Về nhận dạng thông tin của khách hàng trong quá trình khách hàng thực hiện giao dịch. Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh.

Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường. Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”, luật sư Bình nhận định.

Bị cáo trong một vụ án xét xử tội rửa tiền. Ảnh minh họa

“Có trường hợp, khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn. Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm.

Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch. Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác…thì việc nhận biết, xác minh thông tin về điều kiện giao dịch của khách hàng là việc cần thiết.

Việc quy định cụ thể hơn về thông tin nhận biết khách hàng sẽ giúp cho khách hàng đối với vai trò cá nhân, tổ chức nắm bắt rõ về điều kiện thông tin giao dịch cũng như thông tin của chủ thể sở hữu. Từ đó sẽ khai thác cũng như phân tích được dữ liệu thông tin của khách hàng trong quá trình giao dịch làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền cũng như cải thiện trong việc công tác phát hiện, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với Nhà nước”, luật sư Bình nêu quan điểm.

Tiến Dũng

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Phòng, chống rửa tiền

Ngày 02/12/2022, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Phòng, chống rửa tiền và các Luật được Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !