Sơ kết 2 năm thực hiện kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 7/12, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021 -­ 2025.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Kế hoạch số 506 của Bộ Công an (Kế hoạch về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi) chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị về tình hình tội phạm xâm hại trẻ em trên toàn quốc, 2 năm qua đã phát hiện 3.748 vụ với 4.354 đối tượng, xâm hại 3.907 trẻ em, giảm 220 vụ (tương ứng 5,5%) và 218 trẻ em (5,3%) so với cùng kỳ giai đoạn 2019 - 2020.

Trong đó, hiếp dâm trẻ em có 1.193 vụ với 1.260 đối tượng đã xâm hại 1.218 em; cưỡng dâm trẻ em có 29 vụ với 30 đối tượng đã xâm hại 29 em; giao cấu với trẻ em có 1.362 vụ với 1.369 đối tượng, xâm hại 1.364 em; cố ý gây thương tích với trẻ em có 232 vụ với 566 đối tượng, xâm hại 247 em…

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Ban Chỉ đạo Kế hoạch số 506 liên ngành Trung ương và địa phương đã có hơn 400 báo cáo Quốc hội, Chính phủ về tình hình, công tác chấp hành pháp luật, kết quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; tham mưu, đề xuất ban hành hơn 500 kế hoạch triển khai các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ trong tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa với loại tội phạm này.

Ban Chỉ đạo Kế hoạch số 506 các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, ban hành và triển khai trên 2.000 kế hoạch chuyên đề phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Căn cứ tình hình thực tiễn, các giải pháp phối hợp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng đã được các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương triển khai, xây dựng kế hoạch phối hợp đấu tranh với tội phạm lợi dụng không gian mạng để xâm hại trẻ em. 

Từ thực tiễn công tác đấu tranh cho thấy trên 90% các vụ xâm hại, bạo lực, bạo hành trẻ em xuất phát từ các nguyên nhân xã hội, do những người có mối quan hệ quen biết, người thân gây ra, cần phải tập trung vào công tác tuyên truyền, phòng ngừa cảnh tỉnh, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Kế hoạch số 506 Trung ương đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em. 

Trong đó đáng chú ý là mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, hướng dẫn trẻ em nhận biết nguy cơ bị xâm hại, kỹ năng bảo vệ bản thân, nhất là phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng Internet.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phi truyền thống như lợi dụng không gian mạng để xâm hại trẻ em, trẻ em bị tổn thương do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, cư trú ở vùng sâu, vùng xa… Đây là những thách thức lớn với các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em. 

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đề nghị Ban Chỉ đạo Kế hoạch số 506 các cấp tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi. 

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cần phối hợp với Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng, sớm đưa hệ thống dữ liệu về quản lý các vụ việc liên quan đến trẻ em phục vụ công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. 

Việt Hà

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !