Sau trận chiến Gạc Ma, đảo Cô Lin hiện nay như thế nào?

Hỏi: "Trận chiến Gạc Ma, đảo Cô Lin là một sự tích anh hùng. Vậy hiện giờ, việc bảo vệ gìn giữ chủ quyền như thế nào?"- Phùng Thị Kiều (Hà Nội)

Đảo Cô Lin nằm cách bán đảo Cam Ranh 313 hải lý, ở  90 45’ 00” vĩ độ Bắc, 1140 15’ 19” kinh độ Đông, cách đảo Sinh Tồn 8 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Len Đao 7 hải lý về phía Tây Nam, phía Nam cách đảo Gạc Ma 4 hải lý.

Chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh Hải quân về việc thực hiện nhiệm vụ CQ88, ngày 13-3-1988 tàu HQ 505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng đã đến đảo Cô Lin đưa vật liệu lên đảo làm nhà đóng giữ đảo.

Sau trận chiến Gạc Ma, đảo Cô Lin hiện nay như thế nào? - ảnh 1
Thuyễn Trưởng Vũ Huy Lễ (hàng đầu bên trái) cùng thủy thủ đoàn và tàu HQ 505 anh hùng

Đúng 6h30’ ngày 14-3-1988, ta cắm hai lá cờ Tổ quốc trên đảo Cô Lin. Lúc này phía bên ngoài, đối phương dùng một số tàu chiến được trang bị vũ khí hiện đại khiêu khích, ngăn cản hoạt động của bộ đội ta. Nhưng cán bộ, chiến sỹ đảo và các tàu kiên quyết giữ vững đối sách, không mắc mưu địch. Nhưng đối phương ngang nhiên dùng vũ lực tấn công lực lượng của ta làm tàu HQ 505 bị hỏng máy chính. 

Trước tình thế nguy cấp không thể do dự, 8 giờ 19 phút ngày 14-3-1988 đồng chí Vũ Huy Lễ thuyền trưởng đã lệnh cho tàu HQ 505 ủi lên bãi cạn. 2 phần 3 thân tàu bị bốc cháy, bộ đội trên tàu vừa dập lửa cứu tàu vừa giữ đảo, cuộc chiến đấu bảo vệ đảo giữa ta và địch không cân sức, song cán bộ, chiến sỹ trên đảo vẫn bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm, kiên cường bảo vệ đảo với tinh thần “còn người còn đảo”.

Gương chiến đấu dũng cảm, kiên cường, quyết đoán, chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ của đồng chí Vũ Huy Lễ trong chiến đấu bảo vệ đảo Cô Lin đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng LLVTND vào tháng 1/1989.

Hiện nay, quân và dân Việt Nam vẫn tiếp tục gìn giữ và bảo vệ hòn đảo thiêng liêng này. Khi thủy triều xuống thấp nhất, độ cao của đảo so với mực nước biển 1m, xung quanh đảo có thềm san hô hình elip theo hướng Bắc Nam, dài 1,8km, rộng 1,2km, mặt bãi cạn tương đối bằng phẳng. Là đảo chìm nên việc tăng gia trồng rau xanh, chăn nuôi của cán bộ, chiến sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Khác với các đảo nổi, ở đây nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt được khai thác chủ yếu từ nước mưa. Những năm gần đây do được trang bị hệ thống bể chứa nên đảo đã chủ động bảo đảm được 100% nhu cầu nước sinh hoạt. 

Để tổ chức tăng gia trồng rau xanh lực lượng hải quân phải vận chuyển từ đất liền ra từng bao đất nhỏ. Mặc dù nguồn nước ngọt khan hiếm, song nhờ các biện pháp sử dụng nước ngọt tiết kiệm khoa học và phù hợp trong sinh hoạt cán bộ chiến sỹ đảo Cô Lin đã thực hiện tốt công tác trồng rau xanh và chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như đảm bảo yêu cầu về sức khỏe.

Sau trận chiến Gạc Ma, đảo Cô Lin hiện nay như thế nào? - ảnh 2
Đàn vịt bơi lội ở đảo Cô Lin (Ảnh Hồng Chuyên)

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và sự ủng hộ của đồng bào cả nước cho đến nay đảo đã được xây dựng nhà lâu bền khang trang, sạch đẹp, có hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt và phục vụ huấn luyện, công tác, đưa cán bộ, chiến sỹ trên đảo về gần đất liền thân yêu hơn nữa.

Hiện nay đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sỹ đảo Cô Lin từng bước được cải thiện. Đảo được trang bị tivi, hệ thống karaoke kỹ thuật số hiện đại. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam đã giúp cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới. Trên đảo có tủ sách, báo với gần 1.000 đầu sách và trên 20 đầu báo các loại, 1 tủ sách pháp luật... qua đó nâng cao nhận thức..

Phát huy truyền thống “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền” của Đoàn Trường Sa anh hùng. Trong hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành lớp lớp cán bộ, chiến sỹ đảo Cô Lin kế tiếp nhau và đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, luôn cảnh giác , vững tay súng sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm 1989, cán bộ, chiến sỹ đảo Cô Lin, được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai. Từ năm 2000 đến năm 2004 cán bộ, chiến sỹ đảo Cô Lin luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Lữ đoàn tặng bằng khen. Năm 2004, 2005 và 2008 và 2012, Đảo được Bộ quốc phòng tặng Bằng khen; Năm 2005, 2006, 2008, 2010, 2011, 2012 với những nỗ lực vượt bậc của cán bộ, chiến sỹ đảo đã vinh dự được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”. Các năm 1996, 1997, 2000, 2001 và 2009 đảo được Bộ tư lệnh vùng 4 tặng bằng khen và giấy khen.

Nhìn ngôi nhà kiên cố trên đảo, nhìn lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, nhìn bia chủ quyền mang tên đảo Cô Lin, ai cũng tự hào về chiến sĩ Trường Sa hôm qua và chiến sĩ Trường Sa hôm nay. Để giữ được lá cờ tung bay trên đảo Cô Lin, người lính Trường Sa đã không tiếc máu xương của mình giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Câu chuyện con tàu ủi bãi giữ thành công đảo Cô Lin sẽ là huyền thoại minh chứng hùng hồn cho sự anh hùng quả cảm ấy.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !