Phát hiện lượng tiền mờ ám từ đường dây cho thuê tài khoản ngân hàng: Truy xét dấu hiệu lừa đảo, rửa tiền

Theo luật sư, trong vụ án này cơ quan chức năng sẽ mở rộng điều tra làm rõ hành vi của nhóm đối tượng này, có hay không việc lừa đảo, rửa tiền...

Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Hường (SN 1995, ở Tiểu khu 9, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra về tội “thu thập, tàng trữ, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”.

{keywords}
Lê Thị Hường làm việc với cơ quan công an.

Theo đó, tại cơ quan Công an, Lê Thị Hường khai nhận, từ đầu năm 2021 đến nay, Hường làm kế toán tự do ở TPHCM. Tại đây Hường quen với 2 người tên Dũng và MyMy (không rõ lai lịch). Hường nhận lời cho Dũng thuê 3 tài khoản ngân hàng của mình với giá 2 triệu đồng/tháng.

 Ngoài ra, Dũng còn đề nghị Hường tìm thêm người mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền chuyển vào, cứ mỗi tài khoản ngân hàng được dùng để nhận tiền Dũng sẽ trả 1 triệu/tháng.

Đến khoảng đầu tháng 5/2022, Lê Thị Hường về quê của bạn trai ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) dụ dỗ, lôi kéo 12 người khác sử dụng thông tin cá nhân để mở 54 tài khoản ngân hàng và trả chi phí thuê cho mỗi tài khoản 600.000 đồng/tháng.

 Sau đó, Hường mang số tài khoản trên cho Dũng thuê lại để hưởng tiền chênh lệch. Đa số các tài khoản này là của người dân không biết việc mình mở tài khoản để cho thuê, cho mượn là vi phạm pháp luật.

Bước đầu, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng chục tài khoản ngân hàng thực hiện nhiều giao dịch có dấu hiệu phạm tội với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

{keywords}
Luật sư Diệp Năng Bình trao đổi với PV Infonet về vụ việc.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết: “Hiện nay, việc trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng đang diễn ra rất phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.

Cụ thể, nhiều đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng mang tên người khác vào việc thanh khoản cho các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc làm cổng thanh toán cho các trò chơi trực tuyến trái phép. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về dịch vụ mở tài khoản ngân hàng còn khá hạn chế, từ đó thành kẽ hở cho tội phạm lợi dụng hoạt động.

Để thực hiện trót lọt các hành vi phạm tội, các đối tượng thường thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như lợi dụng danh nghĩa nhân viên ngân hàng đang làm chỉ tiêu mở tài khoản thẻ ATM để vận động học sinh, sinh viên hoặc những người lao động có thu nhập thấp, hiểu biết hạn chế về pháp luật mở tài khoản miễn phí hoặc mức phí thấp.

Sau đó thỏa thuận mua hoặc thuê lại của chủ tài khoản và quản lý hệ thống tài khoản ngân hàng bằng ứng dụng tự lập trình. Thực hiện các thủ thuật ẩn danh trên môi trường không gian mạng nhằm che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, xử lý của lực lượng công an…Do đó, trong vụ án này cơ quan chức năng sẽ mở rộng điều tra làm rõ hành vi của nhóm đối tượng này, có hay không việc lừa đảo, rửa tiền...”.

Ngoài ra, luật sư Diệp Năng Bình cũng phân tích: “Để hạn chế tình trạng này, các cơ quan có thẩm quyền cần siết chặt hoạt động quản lý tài khoản ngân hàng và tài khoản tín dụng có chức năng thanh toán; tăng chế tài xử phạt về hành chính cũng như hình sự đối với loại tội phạm này.

 Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao ý thức trong việc mở tài khoản ngân hàng và quản lý các thông tin liên quan; hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân như căn cước công dân, số điện thoại lên mạng xã hội; không nên mở quá nhiều tài khoản ngân hàng với mục đích mua bán, trao đổi, cho tặng”.

Theo luật sư Diệp Năng Bình, việc cơ quan công an tỉnh Thanh Hóa kịp thời phát hiện, đấu tranh, làm rõ vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm và đánh giá cao. Cùng với đó, việc sớm đưa các đối tượng ra xử lý cũng sẽ góp phần cảnh tỉnh, răn đe đối với trường hợp nào nếu mắc phải sai phạm.

 Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu sự nghiêm trị của pháp luật với những quy định liên quan. Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu liên quan việc cơ quan chức năng tiến hành thực hiện lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp này là phù hợp với quy định.

Các quy định liên quan đến hình thức xử lý loại tội phạm này được quy định cụ thể tại một số điều, khoản của Bộ luật Hình sự. Theo đó, đối chiếu điều 291, mục 2, chương XXI, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì trường hợp khi đủ căn cứ xác định tội danh này, đối tượng vi phạm sẽ chịu mức xử lý thấp nhất phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, cao nhất là hình thức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Cụ thể như sau:  Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản. Có tổ chức. Có tính chất chuyên nghiệp. Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Tái phạm nguy hiểm.

Còn phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên. Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tiến Anh

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !