Nạn nhân buôn bán người trở về cần sự hỗ trợ của nhiều ban ngành, tổ chức

Những nạn nhân bị buôn bán người để có thể tái hòa nhập với cuộc sống bình thường cần sự phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức. Nếu chỉ có một tổ chức riêng lẻ, rất khó làm được.

Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, có nhiều nguyên nhân khiến người dân trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người. Cụ thể: do nhu cầu kinh tế (chiếm tới 51%), gia đình bất hoà (20%), người thân thiết là kẻ buôn bán người 13%, rối loạn tâm thần, hành vi hoặc thần kinh 10%, trẻ thiếu sự chăm sóc và quan tâm từ cha mẹ 9%, khuyết tật về thể chất 3%, hạn chế về học vấn hoặc ngoại ngữ 6% và tình trạng di cư chiếm 10%.

Tình trạng mua bán người qua biên giới diễn biến phức tạp sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. (Ảnh minh họa)

Trong đó, nhu cầu cấp thiết về kinh tế là nguyên nhân chính mà tội phạm mua bán người thường dùng để tổn thương những nạn nhân là nữ, chiếm khoảng 52% các ca được báo cáo; trong khi đó nạn nhân là nam chiếm khoảng 50%. 

Tại Việt Nam trong thời gian qua tình trạng mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, qua các nghiên cứu và thực tiễn rút ra từ hoạt động của dự án “Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19” và các thông tin ghi nhận bà Chu Thanh Hòa, Quản lý Chương trình của tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, những áp lực kinh tế/nhu cầu tìm kiếm việc làm và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và tảo hôn… là nguyên nhân để tội phạm buôn bán người lợi dụng.

Trong bối cảnh hiện nay, những bước tiến mới của công nghệ thông tin đã vô tình bị tội phạm mua bán người lợi dụng làm công cụ tuyển mộ chính.  Thông qua các ứng dụng nhắn tin hay game online, kẻ buôn người tiếp cận, dụ dỗ và thao túng nạn nhân về một viễn cảnh tươi sáng "việc nhẹ, lương cao". 

Tin nhắn mời chào đi làm "việc nhẹ, lương cao" tại Campuchia.

Sau khi đạt được mục đích, chúng biến nạn nhân trở thành một món hàng thông thường trong "chợ người" - nơi họ bị tước bỏ mọi giá trị nhân phẩm và bị đối xử như nô lệ thời hiện đại. 

Thực tế đã chứng minh, nhiều nạn nhân Việt Nam bị lừa bán sang Campuchia để làm việc trong các casino sau khi được giải cứu đưa trở về nước đã chia sẻ, nếu không làm được việc, họ sẽ bị bán sang công ty khác với giá 4.000 - 6.000 USD/người. 

“Nếu như chúng ta dành thời gian căn giờ săn sale thì nhiều kẻ buôn người cũng đang tích cực tranh thủ thời điểm vàng để "săn người" phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 

Trước tình trạng báo động về nhiều người bị lừa đảo, môi giới đi lao động bất hợp pháp tại Campuchia thời gian qua, chúng ta hãy thật tỉnh táo trước mọi cơ hội đổi đời, bởi “một quyết định có thể thay đổi một cuộc đời. Suy nghĩ kĩ càng, lựa chọn sáng suốt để không đổi cuộc đời của chính mình”, đại diện Hagar Quốc tế tại Việt Nam khuyến cáo. 

Với mục tiêu chung tay cùng Việt Nam phòng chống nạn buôn bán người, bà Giang Thị Thu Thủy - Giám đốc điều hành tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh: ''Nạn nhân bị mua bán về và có thể trở về là một con số còn khá khiêm tốn. Thế nhưng, để họ có thể tái hòa nhập với cuộc sống bình thường, chúng ta cần sự phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức. Một tổ chức riêng lẻ rất khó có thể làm được''.

Bà Thủy bày tỏ hy vọng, không chỉ riêng Hagar mà các đội phản ứng nhanh - sau khi dự án kết thúc tại tỉnh Yên Bái, các tổ chức cá nhân khác sẽ cùng hỗ trợ cho những nhóm người dễ bị tổn thương này.

Theo thống kê của Bộ Công an, giai đoạn 2015-2020 đã ghi nhận 1.673 vụ với 2.345 đối tượng, 3.944 nạn nhân bị mua bán cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như cưỡng bức lao động, hôn nhân cưỡng bức, mua bán nội tạng, mua bán bào thai... 

Đáng lưu ý, có tới 86% nạn nhân bị bán sang các nước láng giềng của Việt Nam, còn lại là đưa sang các nước khác thông đường hàng không hoặc đường biển.

Tại báo cáo toàn cầu về “Mua bán người năm 2020” được thực hiện bởi UNODC (Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm) cho thấy 50% nạn nhân mua bán người bị bóc lột mại dâm; 30% cưỡng bức lao động; 6% ép buộc thực hiện hành động tội phạm, 1,5% ép buộc đi ăn xin, 1% hôn nhân cưỡng bức và 1% nhiều hình thức kết hợp. 

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !