'Khoe' con trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ con bị mất an toàn trên không gian mạng

Trào lưu đăng ảnh con, khoe thành tích của con... trên mạng xã hội khá phổ biến. Đằng sau việc làm tưởng bình thường này tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy có thể gây nguy hại cho trẻ nhỏ.

Việc sử dụng và truy cập hàng ngày vào một mạng xã hội đang trở thành thói quen đối với nhiều người dùng Internet. Mạng xã hội cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ, trao đổi thông tin với những người khác trên không gian mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn nếu các bậc phụ huynh có thói quen “khoe con”.

Nhiều cha mẹ có thói quen “khoe con” mà không hề biết rằng khi đăng hình ảnh của con mình lên các trang như Facebook, bất kỳ ai trong danh sách bạn bè của bạn đều có thể dễ dàng tải những hình ảnh đó về máy tính hoặc thiết bị thông minh của họ.

Những hình ảnh này có thể dễ dàng được chia sẻ và thay đổi bởi bất kỳ ai có chút kiến thức về máy tính.

Đưa bản thân và con cái của bạn ra lên các trang mạng xã hội khiến có thể tiềm ẩn nguy cơ khiển con bạn trở thành mục tiêu mở.

Đặc biệt, việc khoe ảnh con quá nhiều lên mạng xã hội sẽ để lại những hậu quả mà các bậc phụ huynh không lường trước được.

Ngoài nguy cơ bị bắt cóc, đứa trẻ còn có thể là nạn nhân của xâm hại vì những bức ảnh khỏa thân của bé sẽ kích thích kẻ xấu. Những việc này sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và dễ gây sợ hãi, trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết...

Hãy suy nghĩ trước khi tải ảnh lên và xem xét liệu hình ảnh của bạn có phù hợp, có thể gây xấu hổ cho bé sau này không. Cần kiểm tra đầy đủ các thiết bị riêng tư trước khi đăng ảnh để bức ảnh tránh rơi vào tay kẻ xấu.

Khi thiếu kỹ năng phòng bị, trẻ em có thể trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, đặc biệt liên quan đến vấn đề lạm dụng tình dục hoặc ăn cắp thông tin cá nhân.

Nhiều đối tượng xấu sử dụng mạng xã hội để tiếp cận trẻ em. Thông qua những chiêu trò như tặng quà, dùng lời phỉnh nịnh, các em có thể để lộ thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc cài phần mềm độc lên máy tính, từ đó tin tặc có thể khai thác dữ liệu, quay lén hoặc thực hiện hành vi tấn công phá hoại.

Hoạt động trực tuyến gia tăng có thể khiến trẻ em tiếp xúc với thông tin không phù hợp lứa tuổi, có thể gây hại đến thể chất lẫn tinh thần như nội dung bạo lực, suy nghĩ lệch lạc hoặc kích động tự tử, tự làm hại bản thân.

Các em cũng có thể nhìn thấy những quảng cáo thực phẩm không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi, các thông tin sai lệch gây lo lắng, sợ hãi...

{keywords}
Gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng

Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đã có rất nhiều giải pháp được đề ra, về phía gia đình đây là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mất an toàn trên mạng. Theo đó, phụ huynh cần tìm hiểu tâm lý của trẻ để góp ý, định hướng cho trẻ; chịu khó lắng nghe, chia sẻ với những mong muốn của trẻ; dành thời gian để gắn kết các thành viên trong gia đình; sử dụng thêm công cụ giám sát để đưa ra các biện pháp hợp lý với trẻ.

Một lưu ý là các phụ huynh tuyệt đối không cấm đoán trẻ mà thay vào đó hãy đề ra những nguyên tắc dựa trên kết quả thỏa thuận giữa cha mẹ và trẻ về việc sử dụng internet như thế nào là an toàn và hợp lý. Đặc biệt, khi đã đạt được thỏa thuận, cha mẹ phải là người làm gương, bỏ điện thoại xuống khi không thật cần thiết để chơi với trẻ, đồng hành và hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng internet một cách thông minh để trẻ tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Về phía cơ quản quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em; các ngành chức năng, các doanh nghiệp cần ngăn chặn những thông tin xấu trên mạng có nguy cơ xâm hại trẻ em, tạo môi trường an toàn trên mạng cho trẻ; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng…

Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, mới đây chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025" đã thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ nhằm xây dựng, duy trì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Thực hiện chủ trương này, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý; truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng tiếp cận mạng xã hội cho trẻ.

Chương trình cũng đặt ra yêu cầu tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời những phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát, chặn lọc việc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi...

Sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm cao của các bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức chính trị - xã hội và nhất là ý thức của các bậc phụ huynh sẽ tạo ra "lá chắn" đủ mạnh bảo vệ một cách toàn diện, hình thành hành vi sử dụng mạng xã hội phù hợp, an toàn cho trẻ em.

Hoàng Thanh

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !