Kẹo trứng Kinder chứa chất salmonella nguy hiểm như thế nào?
Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero nổi tiếng của Ý đã buộc phải đóng cửa nhà máy tại Bỉ, thu hồi các sản phẩm Kinder bày bán tại Mỹ, Anh và một số nước châu Âu vì nghi bị nhiễm khuẩn salmonella.
Hàng loạt quốc gia thu hồi
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu và Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu cho biết đa số trường hợp nhiễm khuẩn salmonella là trẻ em dưới 10 tuổi.
Đến nay đã có 9 quốc gia ghi nhận ca nhiễm và nghi khuẩn salmonella có liên quan kẹo trứng Kinder, gồm Bỉ, Pháp, Đức, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh. Các cơ quan trên cho biết đã phát hiện vi khuẩn salmonella trong kẹo trứng Kinder Surprise do nhà máy Ferrero sản xuất, đồng thời khuyến cáo các nước cần tiếp tục theo dõi vì có khả năng số ca nhiễm còn tăng.
Tuần trước, tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero nổi tiếng của Ý đã buộc phải đóng cửa nhà máy tại Bỉ và thu hồi các sản phẩm Kinder bày bán tại Mỹ, Anh và một số nước châu Âu, ngay trước thềm lễ Phục sinh vào ngày 17-4 - dịp mà nhiều người dân phương Tây thường mua trứng chocolate làm quà tặng.
Ở Việt Nam, loại kẹo này cũng được bày bán tại nhiều cửa hàng. Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm kẹo trứng chocolate trẻ em - Kinder Surprise để kiểm tra vì lo ngại nhiễm khuẩn Samonella.
Ảnh minh hoạ. |
Salmonella nguy hiểm thế nào?
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, salmonella là trực khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong nước 2-3 tuần, trong phân 2-3 tháng,.
Salmonella nhạy cảm với nhiệt độ, thời gian đun nấu có thể phá hủy được vi khuẩn ở 600 độ C trong vòng 45 phút, 700 độ C trong vòng 2 phút và 850 độ C trong 1 giây. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong các thực phẩm khô như sữa bột và có thể tồn tại thời gian dài ở thực phẩm đóng băng như các loại thịt gia cầm.
Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo hàng năm của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) và Trung tâm Phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC), trong năm 2018 thì gần 1/3 số vụ ngộ độc thực phẩm tại các quốc gia Châu Âu do Salmonella gây ra.
Nguyên nhân nhiễm Salmonell do động vật bị nhiễm khuẩn trước khi giết thịt. Ví dụ, động vật bị bệnh, vi khuẩn Salmonela có ở trong máu, thịt và đặc biệt ở trong các phủ tạng như gan, lá lách, ruột. Trong gia cầm bị bệnh, Salmonela có thể tồn tại ở buồng trứng nên ngay sau khi gia cầm đẻ trứng đã nhiễm Salmonela.
Một số loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng khi đẻ trứng tại các nơi điều kiện vệ sinh không bảo đảm, vi khuẩn Salmonela có thể xâm nhập qua vỏ trứng vào bên trong.
Do thực phẩm bị nhiễm Salmonela trong và sau khi bị giết thịt: Thịt có thể bị nhiễm Salmonela do dụng cụ chứa đựng, do nguồn nước bị ô nhiễm, do ruồi, chuột,... Các loại thịt xay, nghiền, băm nhỏ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển.
Thực phẩm nguội ăn ngay: thực phẩm nguội hoặc thực phẩm chế biến trước khi ăn quá lâu, khi ăn không đun lại cũng có nguy cơ.
PGS Thịnh cho biết vi khuẩn salmonella gây tiêu chảy và thương hàn. Vi khuẩn này nếu ở trong thịt không đáng lo ngại vì nấu ở nhiệt độ cao vi khuẩn sẽ chết. Nhưng đáng lo ngại là vi khuẩn từ thịt có thể bám sang các đồ dùng khác thậm chí tay người nấu nướng.
Nếu đồ dùng, các thực phẩm khác đã nấu chín mà có khuẩn salmonella thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng. Triệu chứng ngộ độc, đầu tiên là bệnh nhân thấy buồn nôn, nhức đầu, choáng ván, khó chịu, sốt, đau bụng, sau đó xuất hiện nôn mửa và đi ngoài nhiều lần, phân toàn nước, đôi khi có máu.
Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo không bao giờ ăn trứng sống hoặc là chưa nấu chin, trứng như vậy có thể là nơi ẩn náu của Salmonella và các vi khuẩn khác.
Thực phẩm thường không để đông thời gian dài trong suốt mùa hè, làm thực phẩm bị ngộ độc thường hơn khi thời tiết ấm hơn.
Nhiễm Salmonella rất nguy hiểm cho nhiều người, bao gồm những người có bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Salmonella có thể tác động nhiều thực phẩm, như thịt, những búp, thực phẩm chế biến, trứng, trái cây và rau.
Bị nhiễm Salmonella có thể kéo dài một vài ngày và gây tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt.
Nhiễm Salmonella tương đối là phổ biến, nhưng hầu hết người ta không có điều trị, vì vậy, các nhiễm trùng thường không được báo cáo.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.