Giải pháp Make in Vietnam giúp người dân Đà Nẵng thuận tiện khi dùng dịch vụ công online

Khi dùng các dịch vụ công trực tuyến, hiện người dân Đà Nẵng không còn phải khai báo lại, hay phải nộp thêm thành phần hồ sơ đã có trong kho dữ liệu của mình trên nền tảng công dân số My Portal.

Giải pháp nền tảng công dân số My Portal vừa mang về cho UBND thành phố Đà Nẵng giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022 ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”. Việc triển khai nền tảng này cũng vừa được Bộ TT&TT, bộ phận thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số giới thiệu tới các bộ, ngành, địa phương như là một kinh nghiệm tốt trong nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức cao.

Đến cuối tháng 9/2022, nền tảng My Portal đã có hơn 242.732 tài khoản công dân số.

Theo đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, nền tảng công dân số My Portal là giải pháp được một doanh nghiệp công nghệ tại Đà Nẵng là Công ty SDT thực hiện theo phương thức “may đo” cho thành phố.

Đà Nẵng đã chính thức đưa vào sử dụng nền tảng Công dân số My Portal. Nền tảng này có phiên bản web tại địa chỉ https://congdanso.danang.gov.vn/; https://myportal.danang.gov.vn và đã được tích hợp trên ứng dụng DaNang Smart City.

Nền tảng công dân số My Portal của thành phố Đà Nẵng là nơi thu nhận, lưu trữ, cung cấp hồ sơ công dân số như thông tin hành chính, giấy tờ/dữ liệu số, lịch sử các giao dịch gắn với định danh duy nhất; và tích hợp các dịch vụ số từ chính quyền, doanh nghiệp để người dân sử dụng dịch vụ công dễ dàng, thuận lợi thông qua việc kế thừa lại thông tin/dữ liệu trước đó, sử dụng dịch vụ qua mạng hoàn toàn theo hướng cá nhân hóa. Đồng thời, người dân cũng được tự quản lý các thông tin, dữ liệu số của mình.

Hiện tại, nền tảng công dân số My Portal đã cung cấp một số tính năng cho người dân, bao gồm: đăng ký tài khoản công dân số; dịch vụ, tiện ích của các cơ quan chính quyền như thực hiện dịch vụ công trực tuyến, khảo sát/đánh giá mức độ hài lòng, góp ý/phản ánh, ăng ký lịch và hẹn giờ khám chữa bệnh/giao dịch hồ sơ hành chính; các dịch vụ, tiện ích từ doanh nghiệp như tra cứu thông tin điện, nước; tra cứu thông tin sức khỏe, giáo dục, thuế, bảo hiểm xã hội; quản lý hồ sơ công dân số như kho dữ liệu số, lịch sử giao dịch hồ sơ. 

Để sử dụng, người dân chỉ cần cài đặt ứng dụng DaNang Smart City hoặc truy cập vào địa chỉ website: https://onelink.to/danangsmartcity trên thiết bị di động, sau đó đăng ký tài khoản công dân số.

Sau khi tạo tài khoản, mỗi người dân có 1 mã QR duy nhất theo chuẩn quốc gia, đại diện cho các thông tin được mã hóa, để người dân sử dụng trong các giao dịch dịch vụ công trực tuyến. Thông tin của người dân sẽ được bảo mật theo mô hình 4 lớp do Bộ TT&TT thông quy định, xác thực đăng nhập sử dụng qua giải pháp bảo mật OTP, giúp người dân yên tâm về việc quản lý dữ liệu công dân điện tử của mình.

Để thúc đẩy quá trình hình thành công dân số nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng triển khai nền tảng theo 2 nhóm.

 Với cơ quan, tổ chức, Đà Nẵng đề nghị các cơ quan, tổ chức, các phường, xã yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của mình sử dụng Nền tảng Công dân số để đăng ký mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu Hồ sơ công dân số cho bản thân và các thành viên gia đình. 

Còn với người dân, doanh nghiệp, UBND quận, huyện, phường, xã được yêu cầu tập trung triển khai, đặc biệt là thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng. Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn đăng ký mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu Hồ sơ công dân số và sử dụng trong đời sống hằng ngày của mình. Hằng tháng, các cơ quan thống kê kết quả để cung cấp, báo cáo Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng. 

Tính đến ngày 27/9, nền tảng My Portal đã có hơn 242.732 tài khoản công dân số, 4.886 tài khoản sử dụng dịch vụ, tiện ích và cung cấp 1.837 dịch vụ công trực tuyến, 25 tiện ích, 321 thông báo cho người dân sử dụng. 

Riêng với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, thành phố Đà Nẵng hiện đang cung cấp 1.745 dịch vụ công trực tuyến mức 4, đạt 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 82% và  tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 62%.

Với việc đưa vào vận hành chính thức nền tảng công dân số My Portal, Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên thiết lập các kho dữ liệu riêng cho từng người dân. Các loại dữ liệu số được người dân cập nhật và lưu trữ trên Hệ thống gồm giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy khai sinh… và các giấy tờ thành phần hồ sơ khi người dân nộp thủ tục dịch vụ công và kết quả giải quyết dịch vụ công. 

Nhờ đó, khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân thành phố Đà Nẵng hiện không còn phải khai báo lại, hoặc không nộp thêm thành phần hồ sơ đã có trong kho dữ liệu. Đây được đánh giá là một giải pháp tốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; hướng đến hình thành công dân số, phát triển xã hội số tại thành phố Đà Nẵng.

Quỳnh Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !