Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).
VNPay là 1 trong những kỳ lân công nghệ tại Việt Nam.

Thông tin trên được ông Bùi Bài Cường, chuyên viên chính Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông thuộc Bộ TT&TT chia sẻ tại hội thảo “Phát triển kỳ lân công nghệ số Việt Nam” ngày 21/12.

Cũng theo ông Cường, thuật ngữ “kỳ lân” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2013 để mô tả công ty khởi nghiệp công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian ngắn, được định giá trên 1 tỷ USD. Điểm mấu chốt chung của các “kỳ lân” là thị trường phục vụ phải đủ lớn với số lượng người dùng ở mức hàng triệu, tức là kỳ lân giải quyết các bài toán, vấn đề có tính toàn cầu. 

Điểm thứ hai là, các “kỳ lân” tận dụng công nghệ để có thể có sự tăng trưởng bùng nổ. Các kỳ lân thường thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) với các startup mới khác, nhằm củng cố mô hình kinh doanh hiện tại, hoặc tăng thị phần, hoặc mở rộng sang ngành khác.

Tại Việt Nam, bên cạnh 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNLife và Momo, còn có các “cận kỳ lân” và các startup triển vọng như Tiki (Thương mại điện tử), Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Trusting Social (Khai thác dữ liệu lớn và học máy); Kyber Network (Cung cấp sàn giao dịch phi tập trung); KiotViet (Quản lý bán hàng)…

Ngoài ra, còn có một số ít startup công nghệ đáng chú ý từ Việt Nam đã mở rộng hoạt động ra nước ngoài như Topica (Công nghệ giáo dục), Haravan (Giải pháp thương mại điện tử), Ecomobi (Bán hàng xã hội) và UPGen (Không gian làm việc chung).

Năm 2021, tại Việt Nam, có 5 lĩnh vực khởi nghiệp hàng đầu thu hút được nguồn vốn lớn nhất là Fintech (26,6%); Thương mại điện tử (20,3%); Công nghệ giáo dục (17,2%); Công nghệ y tế (7,8%) và Phần mềm dịch vụ (6,3%).

Số liệu của Văn Phòng Đề án 844 thuộc Bộ KH&CN cho thấy, tổng giá trị các thương vụ đầu tư vào startup Việt Nam trong năm 2020 ước đạt 290,43 triệu USD; số lượng thương vụ đầu tư là 56, trong đó 34 thương vụ đầu tư được công bố giá trị. Cụ thể, các lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư gồm Fintech có 12 thương vụ, tổng cộng 61,2 triệu USD; Thương mại điện tử có 8 thương vụ, tổng cộng 143,85 triệu USD; Quản trị nguồn nhân lực có 6 thương vụ, tổng cộng 36,88 triệu USD.

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, các công ty công nghệ của Việt Nam làm tốt ở một số lĩnh vực phạm vi hẹp như nội dung số trên mobile và sản xuất game. Cả 4 đơn vị Việt Nam gồm VNG, Amanotes, OneSoft và BACHAsoft đều có tên trong bảng xếp hạng mới nhất của App Annie về các nhà xuất bản mobile hàng đầu Đông Nam Á.

Ngoài ra, một số ít startup đáng chú ý từ Việt Nam đã mở rộng ra nước ngoài, bao gồm Topica (công nghệ giáo dục), Haravan (giải pháp thương mại điện tử), Ecomobi (bán hàng xã hội) và UPGen (không gian làm việc chung).

Cùng với việc điểm ra các chương trình, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong thời gian qua, đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông nhận định, vẫn còn 1 số tồn tại, hạn chế để thúc đẩy phát triển kỳ lân tại Việt Nam, như hỗ trợ từ Chính phủ chưa nhiều, bao gồm cả hỗ trợ về thuế, vốn, nghiên cứu phát triển, cơ chế thử nghiệm (sandbox), thu hút lao động nước ngoài cho khởi nghiệp sáng tạo…

Bên cạnh đó, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp như Vườn ươm, quỹ đầu tư, trường đào tạo… hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa có cơ chế, chính sách phát triển cơ chế gọi vốn cộng đồng, thu hút quỹ đầu tư mạo hiểm hiệu quả.

Mặt khác, nội tại của các startup để vươn tới thành kỳ lân cũng còn hạn chế - Mô hình kinh doanh chưa đột phá, trình độ nhân lực, khả năng kết nối với nhà đầu tư. 

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế với những yếu tố quan trọng nhất trong hình thành kỳ lân công nghệ, cùng với việc xem xét hiện trạng chính sách của Việt Nam, đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho rằng cần tập trung vào 2 yếu tố, bao gồm: Cơ chế tài chính để phát huy tiềm năng của các kênh huy động nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ số trong việc phát triển, hình thành kỳ lân trong đó có cơ chế gọi vốn cộng đồng và quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ doanh nghiệp kỳ lân phát triển;  Cơ chế thử nghiệm sản phẩm, mô hình kinh doanh mới để hỗ trợ cho startup có ý tưởng công nghệ mới phát triển.

“Các kênh huy động vốn có thể từ các quỹ của Chính phủ, các quỹ đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu, các quỹ đầu tư mạo hiểm, sàn giao dịch huy động vốn cộng đồng… bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghệ, ý tưởng mới hệ thống pháp luật cho có quy định cụ thể là những yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ số theo các giai đoạn phát triển từ doanh nghiệp khởi nghiệp đến giai đoạn phát triển ra vươn tầm quốc tế và hình thành doanh nghiệp kỳ lân một cách kịp thời, phù hợp”, đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông nêu quan điểm.

Quỳnh Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Giảm 20% chi phí vận tải nhờ ứng dụng nền tảng cảng biển số

Nền tảng cảng biển số VSL của Công ty Smarthub Logistics Technology đã triển khai thành công tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Bình Dương, kết nối 126 hãng tàu, 280 đơn vị vận tải và 12.000 đầu kéo.

Đang cập nhật dữ liệu !