Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Đây là hoạt động nằm trong Hội nghị “Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn: Chủ đề 1: Nghiên cứu, chuyển giao và dịch vụ xã hội” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. 

Hội nghị  nhằm thực hiện Nghị quyết số 19 – NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 

Giáo sư Nguyễn Thị Lan cùng các cộng sự tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y

Tại buổi lễ, 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas sẽ được ra mắt. 

Cụ thể: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, Phòng thí nghiệm trung tâm về Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng Đất và Phân bón, Phòng thí nghiệm Môi trường, Phòng thí nghiệm trung tâm khoa Chăn nuôi, Phòng phân tích kiểm nghiệm – Viện nghiên cứu Tăng trưởng xanh.

Ngoài ra bệnh viện Thú y và bệnh viện Cây trồng, hai mô hình hoàn toàn mới tại Việt nam cũng được giới thiệu. Các viện nghiên cứu, PTN này không chỉ phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu, tạo công nghệ mới mà còn là địa chỉ tin cậy, được hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tin tưởng hợp tác trong đánh giá, phân tích chất lượng nông sản, thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; phân tích chất lượng đất, phân bón và môi trường, hay các dịch vụ phân tích, chẩn đoán bệnh trên cây trồng vật nuôi, nghiên cứu sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học phòng ngừa bệnh tật trên trên gia súc, gia cầm...

Giám đốc Học viện Giáo sư Nguyễn Thị Lan phát biểu tại Hội nghị 

Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư Nguyễn Thị Lan, Giám Đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng, và đạt được những thành tựu to lớn; sản lượng lương thực, thực phẩm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng; đảm bảo nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Mặc dù trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng nặng nền nhưng năm 2022 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) toàn ngành đạt con số kỷ lục 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD. Những thành quả này chính là minh chứng cụ thể nhất cho những nỗ lực của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, HTX, bà con nông dân cùng toàn xã hội. 

Tuy nhiên vẫn còn đó những tồn đọng, những thói quen, tư duy cũ trong sản xuất vẫn chưa được xoá bỏ: sử dụng quá mức phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng thuốc trong chăn nuôi- thú y – thuỷ sản, dịch bệnh, vấn đề môi trường, vấn đề vệ sinh ATTP… đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, môi trường sinh thái và uy tín sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Với đội ngũ chuyên gia trình độ cao và giàu kinh nghiệm, các phòng thí nghiệm đã và đang tham gia tích cực cùng với các trang trại, doanh nghiệp, bà con nông dân trong xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị dịch bệnh

Sau hành trình dài phát triển, đến nay Học viện đã có đội ngũ cán bộ viên chức đông đảo với tổng số 1.275 cán bộ viên chức, gồm 613 cán bộ giảng dạy (48%) và 662 cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và nhân viên (52%). 

Trong số giảng viên có 11 giáo sư, 78 phó giáo sư, 240 tiến sỹ, 281 thạc sỹ, 3 đại học; Trên 90% giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện được đào tạo sau đại học tại các nước có nền giáo dục đại học và KH&CN tiên tiến như Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Ailen... 

“Đây là nguồn lực quan trọng trong công tác đào tạo, nghiên cứu của Học viện và hội nhập quốc tế của ngành Nông nghiệp nói chung, của Học viện nói riêng”, Giáo sư Nguyễn Thị Lan thông tin. 

Với đội ngũ chuyên gia trình độ cao và giàu kinh nghiệm, các phòng thí nghiệm đã và đang tham gia tích cực cùng với các trang trại, doanh nghiệp, bà con nông dân trong xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị dịch bệnh, tư vấn giải pháp chăn nuôi, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam. 

Với những tiềm lực và năng lực hiện có, Giáo sư Nguyễn Thị Lan cho biết, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn luôn sẵn sàng và mong muốn được đồng hành hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, HTX và người nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững. 

Đồng thời, Học viện luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ xét nghiệm, chẩn đoán, tư vấn, điều trị bệnh cây trồng, vật nuôi; Đánh giá chất lượng phân bón và chất lượng môi trường đất, nước, không khí… với trách nhiệm cao nhất.  

N. Huyền 

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Giảm 20% chi phí vận tải nhờ ứng dụng nền tảng cảng biển số

Nền tảng cảng biển số VSL của Công ty Smarthub Logistics Technology đã triển khai thành công tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Bình Dương, kết nối 126 hãng tàu, 280 đơn vị vận tải và 12.000 đầu kéo.

Đang cập nhật dữ liệu !