Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Chia sẻ tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 lần thứ tư - VFTE 2022 với chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu” diễn ra hồi trung tuần tháng 12/2022, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, 20 năm trước tập đoàn công nghệ này đã bước chân ra biển lớn, với xuất phát điểm từ con số 0 - không thương hiệu, không tiền, không kinh nghiệm. 

Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa chia sẻ tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022.

Năm 1999, FPT mở liên tiếp hai văn phòng ở Mỹ và Ấn Độ nhưng thất bại. Doanh nghiệp đã tiêu tốn hàng triệu USD trong 2 năm mà không có được hợp đồng nào. Các văn phòng lần lượt đóng cửa, rút toàn bộ nhân sự về nước. Thậm chí đội ngũ lãnh đạo FPT khi đó từng nghĩ đến việc giải tán trung tâm xuất khẩu phần mềm. 

Bước sang năm 2000, FPT bước chân và thị trường Nhật Bản. Nhưng cũng không có khởi đầu thuận lợi. Các khách hàng đều từ chối khéo vì chúng tôi không có nhân sự biết tiếng Nhật.

Sau những thất bại liên tiếp, FPT đã thành công tại thị trường Nhật Bản. Theo ông Nguyễn Văn Khoa: “Bên cạnh sự quyết tâm dấn thân, chúng tôi may mắn vì nhận được sự hỗ trợ của bác Nishida, cố vấn của Sumitomo, chúng tôi có được các cuộc gặp gỡ với các công ty hàng đầu của Nhật như NTT, Sumitomo, Toshiba, Fujitsu, Mitsubishi, Daewa …, giúp chúng tôi hiểu về khách hàng, văn hoá, kinh doanh trên đất Nhật Bản”. 

Sau chuyến đi, FPT không chỉ đẩy mạnh tuyển nhân sự biết tiếng Nhật mà toàn bộ ban lãnh đạo cũng đi học tiếng Nhật và có hợp đồng đầu tiên với NTT T12/2020. Thể hiện quyết tâm vào bằng được thị trường Nhật và phải làm với những công ty danh tiếng. Vì khi chúng ta chưa có uy tín thì cách tốt nhất là dựa vào uy tín của người khác.

“Điểm quan trọng nữa là mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Nhật Bản ngày càng phát triển đã giúp cho các DN Việt Nam nói chung và doanh nghiệp CNTT nói riêng xuất hiện tại thị trường Nhật Bản với vai trò và vị thế khác”, ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ thêm.

Nếu như trong giai đoạn đầu ra nước ngoài, FPT chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách hàng, khách hàng đưa gì làm nấy; thì trong khoảng 5 năm trở lại đây, FPT đã chuyển dịch sang làm tư vấn, thiết kế, phát triển các dự án chuyển đổi số tầm cỡ, phát triển các giải pháp Make in Việt Nam, Made by FPT may đo riêng phù hợp với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khắp 5 châu. Đồng thời, có thể triển khai 24/7 tại 7 quốc gia trên toàn cầu. Không những thế, các năm gần đây, FPT vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi ở Trung Quốc, Ấn Độ.

Ví dụ ở châu Âu, FPT đã và đang cùng một hãng sản xuất truyền thống trong ngành công nghiệp ô tô tại Đức với 77 nhà máy trên toàn cầu nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp nhà máy thông minh giúp tối ưu toàn bộ quy trình sản xuất, logistics cũng như vận hành từ đó giảm khí thải, phát thải, tiết kiệm năng lượng. Và nhà máy đầu tiên triển khai các giải pháp này chính là nhà máy tại Việt Nam. Sau 3 năm triển khai, đây là nhà máy hiện đại nhất của họ trên toàn cầu và dự kiến sẽ đóng cửa một số nhà máy ở khu vực châu Âu để tập trung đầu tư, mở rộng quy mô cho nhà máy tại Việt Nam này. 

Lãnh đạo FPT cũng cho biết, việc tích luỹ kinh nghiệm, năng lực công nghệ sau 20 năm làm việc tại nước ngoài giúp doanh nghiệp công nghệ này trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao, như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, hệ thống quản lý thuế TMS, hệ thống vé tàu điện tử, hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 

Đồng thời, ông Khoa cũng đưa ra 5 đề xuất và cam kết FPT sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp CNTT Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của ngành và của đất nước. Theo ông, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành CNTT, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần có một cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ, ở với vai trò tập đoàn tiên phong CNTT. FPT sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam tại cả thị trường trong nước và nước ngoài thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

“Để làm được điều này, chúng tôi có 5 đề xuất: Một là, Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho doanh nghiệp. Hai là, thúc đẩy phá triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Make in Vietnam cho từng ngành, từng lĩnh vực. Ba là thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ, bốn là đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số quốc gia. Và năm là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT”, ông Khoa nêu đề xuất.

Minh Tú

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Giảm 20% chi phí vận tải nhờ ứng dụng nền tảng cảng biển số

Nền tảng cảng biển số VSL của Công ty Smarthub Logistics Technology đã triển khai thành công tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Bình Dương, kết nối 126 hãng tàu, 280 đơn vị vận tải và 12.000 đầu kéo.

Đang cập nhật dữ liệu !