Được hỗ trợ đóng tàu, ngư dân Ninh Thuận tự tin vươn khơi bám biển

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đầu tư cải hoán đóng mới tàu, ngư dân Ninh Thuận còn phát huy tổ đoàn kết khai thác trên biển nên rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc cải hoán đóng mới tàu đánh cá đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tỉnh Ninh Thuận khai thác hải sản trên biển. Giai đoạn nửa cuối năm 2017, 90% tàu cá trong tỉnh vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt sản lượng cao nhờ được trang bị ngư lưới cụ hiện đại, cùng với ngư trường khai thác tương đối thuận lợi, xuất hiện nhiều đàn cá nổi có trữ lượng lớn.

Theo ngư dân Võ Văn Thanh, ngụ xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, liên tục từ tháng 3 đến nay, ngư trường khai thác tương đối ổn định, xuất hiện nhiều đàn cá nổi có trữ lượng lớn từ tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Côn Sơn – Vũng Tàu. Ngoài ra, ngư dân tỉnh Ninh Thuận còn phát huy hiệu quả mô hình tổ đoàn kết khai thác trên biển nên việc đánh bắt khá thuận lợi.

Từ việc khai thác hải sản hiệu quả, ngư dân tỉnh Ninh Thuận đã tiếp tục đầu tư đóng mới tàu công suất lớn, thành lập tổ đoàn kết và trang bị ngư cụ hiện đại để vươn ra khu xa bờ như ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa truyền thống.

Theo ông Nguyễn Hữu Ái, Phó Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, sản lượng khai thác đạt được năng suất ngoài sự nỗ lực, quyết tâm bám biển của ngư dân còn phải kể đến những chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước.

Phó Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho rằng, từ đầu năm đến nay, điều kiện thời tiết ngư trường tương đối thuận lợi nên ngư dân đã thực hiện những chuyến biển xa bờ dài ngày, nhờ đó sản lượng khai thác hải sản đạt khá cao.

Được hỗ trợ đóng mới tàu, ngư dân tỉnh Ninh Thuận thuận lợi trong việc khai thác hải sản. (Ảnh minh hoạ)

Theo thống kê, từ đầu năm 2017 đến nay, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Ninh Thuận đã cấp giấy phép đăng ký hành nghề khai thác hải sản cho 160 tàu với tổng công suất 38.682 CV, trong đó, có 5 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 và cải hoán 45 tàu cá, nâng số tàu cá toàn tỉnh đạt 2.770 tàu với tổng công suất là 329.245 CV. Phần lớn các tàu cá đóng mới, được trang bị đầy đủ các phương tiện đánh bắt hiện đại như máy tầm ngư, định vị, hầm lạnh chất lượng... đảm bảo cho chuyến vươn khơi bám biển dài ngày.

So với sản lượng năm trước, ngư dân tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực để hoàn thành kế hoạch 85.000 tấn hải sản. Trong năm 2016, mặc dù ngư trường có những diễn biến bất thường, nhưng các doanh nghiệp và ngư dân trong tỉnh đã chủ động vươn khơi, khai thác đạt hiệu quả, với tổng sản lượng ước hơn 83.800 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, cơ cấu sản phẩm cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, các loại hải sản như tôm, mực và cá có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận Đặng Văn Tín, khắc phục tình trạng khai thác ven bờ, đẩy lùi tình trạng khai thác bằng xung điện, thuốc nổ và các nghề khai thác mang tính tận thu (mắt lưới quá dày, không đạt yêu cầu kỹ thuật khai thác), tỉnh Ninh Thuận đã vận động ngư dân chuyển đổi ngành, nghề khai thác; thành lập được gần 200 Tổ ngư dân đoàn kết sản, vươn khơi khai thác xa bờ; giúp nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ ngư trường, phòng chống thiên tai.

Đơn cử như trong năm 2016, trong vụ cá Bắc, một nhóm khoảng 150 tàu cá hành nghề pha xúc của ngư dân xã Cà Ná và xã Phước Diêm đã di chuyển xa khơi khai thác tại các vùng biển từ Côn Sơn đến huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Đặc biệt trong vụ cá Nam, toàn tỉnh có khoảng 90% tàu thuyền tham gia hoạt động khai thác đạt hiệu quả; trong đó, có nhiều doanh nghiệp và Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển đã vươn khơi khai thác tại các ngư trường vùng biển Trường Sa - Giàn khoan DK1. Cùng với yếu tố cơ cấu tàu cá đang chuyển dịch theo hướng đánh bắt xa bờ, vươn khơi ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá ngoài khơi, trên các cảng cá, bến cá từng bước phát triển, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hoạt động khai thác hải sản.

Phương Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !