Đức muốn tăng cường hợp tác thương mại và năng lượng với Việt Nam

Tới thăm Việt Nam và gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh tới mối quan hệ hợp tác thương mại và năng lượng giữa hai nước.

Hôm 13/11, tại cuộc họp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thảo luận về mối quan hệ thương mại và năng lượng giữa hai nước.  Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức tới Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua.

Theo Reuters, chuyến thăm của Thủ tướng Đức Scholz tới Việt Nam trên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Indonesia đã cho thấy vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giữa lúc nhiều công ty Đức xem xét đa dạng hóa hoạt động sản xuất bằng cách mở rộng sự hiện diện ra bên ngoài Trung Quốc, nơi được xem là trung tâm chính của châu Á.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới thăm Việt Nam. (Ảnh: WAJ)

Ông Scholz  trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên tới thăm Việt Nam sau 11 năm, kể từ chuyến công du của bà Angela Merkel hồi tháng 10/2011. Chuyến thăm cũng đánh dấu lần đầu tiên ông Scholz đến Việt Nam trên cương vị Thủ tướng Đức kể từ khi nhậm chức tháng 12/2021.

Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Scholz cho biết Berlin muốn gây dựng mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn với Việt Nam, và sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bao gồm mở rộng hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Hà Nội. 

Sau chuyến thăm Hà Nội, ông Scholz lên đường tới Singapore trước khi dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 15-16/11.

Việt Nam và Singapore hiện là hai quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), và cũng là 2 đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN.

Đức đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong số các quốc gia EU sau Hà Lan, với giá trị trao đổi thương mại song phương là 7,8 tỉ USD vào năm 2021, theo công ty luật Dezan Shira.  

Còn theo Phòng Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK), khoảng 500 công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam mà trong số này có khoảng 80 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam như gã khổng lồ kỹ thuật Bosch, công ty năng lượng Messer và một số công ty nhỏ hơn tham gia vào chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu.

Người đứng đầu AHK tại Việt Nam là ông Marko Walde cho biết hơn 90% các công ty Đức có kế hoạch di chuyển khỏi Trung Quốc và coi Đông Nam Á là điểm đến đáng quan tâm. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan là những quốc gia được yêu thích nhất trong khu vực.

Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975. Trong chuyến thăm năm 2011 của Thủ tướng Merkel, hai bên đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức giúp tạo nền tảng cho hợp tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !