Đối mặt với "cuộc chiến bản đồ" từ du khách Trung Quốc?

Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng phát hiện nhiều vụ du khách Trung Quốc mang vào Việt Nam các ấn phẩm du lịch in bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chỉ mới dừng ở xử phạt, tịch thu, tiêu huỷ.

Du khách Trung Quốc mang bản đồ vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Như tin đã đưa, tối 23/10, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện bà Li Ye (sinh ngày 11/4/1982, quốc tịch Trung Quốc) mang theo 257 tờ gấp bản đồ du lịch Đà Nẵng nhập cảnh vào địa bàn TP. Trên đó có in hình bản đồ Việt Nam nhưng lại không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đối mặt với
Số tập gấp du lịch Đà Nẵng có in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam do bà Li Ye mang từ Trung Quốc đến Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Bà Li Ye khai mình là hướng dẫn viên du lịch của đoàn khách 120 người, chủ yếu là người Trung Quốc, đi trên chuyến bay CZ 3037 của China Airlines từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến Đà Nẵng lúc 21h30 tối 23/10. Và việc bà mang theo số tờ gấp bản đồ kể trên là để hướng dẫn cho du khách trong đoàn.

Trước đó, lúc 20h45 tối 12/5, khi làm thủ tục nhập cảnh cho hành khách cũng đi trên chuyến bay CZ3037 từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Đà Nẵng, lực lượng của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện một người tên là Xu Fenglin (sinh năm 1980, quốc tịch Trung Quốc) có hành vi đưa vào Việt Nam 98 cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch do Trung Quốc xuất bản. 

Xu Fenglin cũng khai mình là hướng dẫn viên du lịch cho đoàn khách đi trên chuyến bay. Số sách mà người này đưa vào Việt Nam được in bằng tiếng Trung Quốc, phát hành từ Trung Quốc, mỗi cuốn gồm 16 tờ giới thiệu các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng. Đáng nói là bìa của các cuốn sách này có in hình bản đồ tổng thể của Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

"Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng phát hiện các tài liệu, ấn phẩm văn hoá do Trung Quốc xuất bản có in bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Đà Nẵng" - ông Nguyễn Thái Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng cho hay.

Lúc 21h ngày 1/18, Hải quan cửa khẩu sân  bay quốc tế Đà Nẵng tiếp tục phát hiện hành khách Chen Jianlong (sinh năm 1970, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam, mang theo 16 cuốn sách hướng dẫn du lịch Đà Nẵng in bằng tiếng Trung Quốc nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đến 23h cùng ngày, khi kiểm tra soi chiếu hành lý của hành khách nhập cảnh trên chuyến bay MU 7007 từ Bắc Kinh (Trung Quốc) đến Đà Nẵng, Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng lại tiếp tục phát hiện hành khách Xing Shan Shan (sinh năm 1986, quốc tịch Trung Quốc) mang theo 2 tấm bản đồ in chữ Trung Quốc khổ 110 x 150 cm. Trên 2 tấm bản đồ này, ở khu vực biển Đông có thể hiện "đường lưỡi bò" đứt khúc 9 đoạn bao gồm luôn cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Việc 2 quần đảo thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam bị Trung Quốc in gộp vào cái gọi là TP Tam Sa đã đi ngược với tuyên bố chung của 2 nước, vi phạm nghiêm trọng đến Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982.

Điểm chung dễ nhận thấy là các bản đồ vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam do các hướng dẫn viên du lịch và du khách Trung Quốc mang theo và bị phát hiện khi nhập cảnh ở sân bay quốc tế Đà Nẵng đều do phía Trung Quốc in ấn, phát hành.

Trăm ngàn thủ đoạn

"Theo tôi biết thì ở Quảng Châu (Trung Quốc) họ in các loại bản đồ, tờ gấp, sách hướng dẫn du lịch... như vậy nhiều lắm. Trong đó họ in bản đồ du lịch các địa phương của Việt Nam nhưng chèn vào luôn bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường Sa. Đây rõ ràng là một việc làm rất có ý đồ của người ta. Và họ phát miễn phí cho khách trên các tour du lịch" - ông Nguyễn Thái Hoan cho hay.

Trong điều mà Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng gọi là "họ viện ra trăm ngàn lý do, trăm ngàn thủ đoạn", qua vụ phát hiện 257 tờ gấp bản đồ trong hành lý của bà Li Ye tối 23/10 vừa qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng còn phát hiện thêm một thủ đoạn mới của phía Trung Quốc khi xuất bản những tấm bản đồ như nêu trên:

"Phía dưới hình bản đồ Việt Nam, họ có in dòng chữ bằng tiếng Anh và tiếng Trung ghi chú bản đồ này không bao gồm đảo, không làm bản đồ của quốc gia (not include the islands, can not be used as a national map). Đó là chiêu lách mới của họ khi mang ấn phẩm loại này vào Việt Nam. Ghi chú như thế vẫn trái quy định của luật pháp Việt Nam” - ông Nguyễn Thái Hoan cho biết.

Qua các vụ việc nêu trên, trong chừng mực nào đó có thể nói Việt Nam đang phải đối mặt với một "cuộc chiến bản đồ" từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên cách thức xử lý hiện nay, như ông Nguyễn Thái Hoan cho biết, chỉ mới là xử phạt các đối tượng có hành vi mang vào Việt Nam các bản đồ, ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và tịch thu, tiêu huỷ tang vật. Cách xử lý như vậy là cần thiết song thiết nghĩ vẫn chưa đủ và hãy còn khá thụ động.

Du khách từ Trung Quốc (kể cả du khách Trung Quốc và du khách các nước) khi sang tham quan, du lịch tại các địa phương của Việt Nam rõ ràng là cần có bản đồ của địa phương đó. Và đó có thể nói là lý do (đơn thuần về mặt du lịch) để họ đem từ Trung Quốc bản đồ du lịch các địa phương của Việt Nam. Khi các bản đồ này bị các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện là sai phạm và tịch thu, tiêu huỷ thì có thể họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi du lịch Việt Nam.

Được biết, cuộc triển lãm các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức từ 20/1 đến 20/2/2013 dành cho khách quốc tế thu hút gần 300 khách Trung Quốc (trong đó có cả những người ở các cơ quan đối ngoại, báo chí Trung Quốc), hơn 300 khách Hàn Quốc, gần 100 khách Nhật Bản và gần 500 khách tham quan đến từ các nước Tây Âu cho thấy không chỉ du khách quốc tế mà cả du khách Trung Quốc cũng có nhu cầu tìm hiểu sự thật và công lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Vậy thì nên chăng, cùng với việc xử phạt, tịch thu, tiêu huỷ các bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp cho các du khách Trung Quốc và du khách đến từ Trung Quốc các bản đồ (được in bằng song ngữ Anh - Trung) thể hiện đúng đắn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Qua đó không chỉ giúp các du khách đến từ Trung Quốc tiếp tục thuận lợi trong quá trình đi tham quan, du lịch tại Việt Nam mà quan trọng hơn là chúng ta còn chủ động tuyên truyền cho du khách Trung Quốc nói riêng, du khách quốc tế nói chung về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng tôi đã đặt vấn đề này với lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng và đã ghi nhận được nhiều ý kiến từ các cơ quan này. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ở phần sau.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !