Sợ tiêm, chờ đợi vắc xin tốt hơn: Chuyên gia khuyên gì?

Theo các chuyên gia, vắc xin Covid-19 hiện nay đều có tác dụng tạo ra kháng thể phòng bệnh và tỷ lệ tác dụng phụ của vắc xin giống nhau kể cả vắc xin Pfizer, Modone.

Sợ tiêm vắc xin 

Nhiều người đang chờ đợi các loại vắc xin Covid-19 từ Mỹ vì họ tin rằng vắc xin của Mỹ phải mua sẽ tốt hơn vắc xin được tài trợ, hoặc họ né một số vắc xin khác. Ví dụ, anh Đ. V. T. 54 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ anh nằm trong danh sách tiêm vắc xin AstraZeneca của cơ quan. Tuy nhiên anh T. đã từ chối tiêm chủng và chờ đợi có vắc xin của Mỹ nhập về anh mới tiêm. Theo anh T. vắc xin của Mỹ tốt, không có tác dụng phụ nên chấp nhận chờ.

GS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam cho biết dịch Covid-19 đã khiến Mỹ lao đao, Ấn Độ bị đánh sụp với hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày. Vì vậy việc nghiên cứu vắc xin được xem là chìa khóa chặn đại dịch. Bản chất của vắc xin là tạo ra miễn dịch ức chế virus.

Đến nay, bệnh Covid-19 chưa có thuốc đặc trị nên phương châm của chúng ta là 5 K và vắc xin. GS Bình cho biết phương châm này hoàn toàn đúng. Ước tính Việt Nam cần khoảng 150 triệu liều vắc xin tiêm khoảng 70 % dân số đạt miễn dịch cộng đồng.

Nhưng hiện tại, cộng đồng cũng có khuynh hướng thái quá tẩy chay vắc xin, và sợ phản ứng phụ không tiêm. GS Bình nhận định khuynh hướng này sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì, covid-19 là dịch bệnh lây qua đường hô hấp, bất cứ ai cũng cần thở nên phòng bệnh vô cùng khó.

 

{keywords}
Ảnh tiêm vắc xin Covid-19 tại Bắc Giang. 

“Dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa hay đường máu thì có thể dự phòng, cách ly được còn lây qua hô hấp cực kỳ khó nhất là nước đông dân như Việt Nam. Nếu người dân sợ tiêm thì không thể chống dịch được” – GS Bình nhấn mạnh.

Vắc xin nào cũng có tác dụng phụ

Tâm lý mọi người sợ tiêm vắc xin chủ yếu e dè tác dụng phụ của vắc xin. Theo GS Bình bản chất vắc xin là chất lạ và đưa vào cơ thể sẽ có phản ứng tại chỗ  hoặc toàn thân.

Trong các phản ứng sau tiêm người ta sợ nhất là phản vệ sau tiêm. Phản vệ có thể liên quan tới IGE hoặc không liên quan. IGE tác động qua tế bào mast, trực tiếp phá vỡ tế bào mast dẫn tới giải phóng chất histamine, cytokines gây nên hiện tượng ngứa tại chỗ tiêm, toàn thân khó thở, tụt huyết áp…

Ngoài ra, vắc xin chứa các tá dược  giúp  vắc xin ổn định trong môi trường bảo quản. Các vắc xin đều có rất nhiều tá dược và chất này có thể gây ra phản ứng phụ.

“Ngay cả vắc xin Pfizer và Modone ai cũng nghĩ nó là vắc xin tốt nhất bây giờ nhưng cũng có nhiều chất tá dược. Tuy nhiên, các tá dược này đều được nghiên cứu kỹ nên người tiêm không nên quá sợ hãi” – GS Bình nói.

Từ cuối tháng 12/2020, Pfizer và Modone được chỉ định khẩn cấp dùng, thống kê có tới 9,2 % có phản ứng phụ từ nặng tới tử vong.

Thậm chí, có người tiêm liều thứ nhất không bị, liều thứ 2 lại có tác dụng phụ. Ngoài ra, Pfizer và Modone vẫn có tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rét run… các triệu chứng xuất hiện ngày đầu tiên và giảm dần sau 8 ngày tiêm.

Mới đây, một nghiên cứu của vắc xin Pfizer và Modone điều tra trên các bệnh nhân ở Anh dùng vắc xin so với người tiêm vắc xin Astrazeneca tỷ lệ phản ứng sau tiêm tương đương nhau.

Ngoài ra, một số người vì quá lo lắng, căng thẳng trước khi tiêm dẫn tới hiện tượng cường phó giao cảm. Ví dụ những người tiêm vắc xin chưa tiêm đã ngất, vừa tiêm đã thấy chóng mặt, dị cảm. Trường hợp này chỉ cần nằm xuống nghỉ ngơi thì các tác dụng này sẽ qua.

Phản ứng đáng ngại nhất đó là sốc phản vệ. Phản vệ nếu không phát hiện can thiệp sớm sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, mỗi điểm tiêm phải có Adrenaline, nếu không có loại tự tiêm có thể xi lanh hút vào trước. Hiện Bộ Y tế đã hướng dẫn mỗi bàn tiêm vẫn cần hút sẵn  Adrenaline để ở bàn tiêm không chờ bẻ ống thuốc. Cuối buổi tiêm không dùng tới sẽ bỏ, không quá lãng phí như dạng ống Adrenaline đã có sẵn kim tiêm.

Nếu nắm được các nguy cơ tác dụng phụ, các tình huống phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, các điểm tiêm chuẩn bị các tình huống, theo dõi sát, xử trí kịp thời các biến chứng thì hạn chế tử vong, hạn chế tác dụng phụ.

 Khánh Chi 

 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !