Hà Nội tiếp tục lấy mẫu 200.000 người nhằm 'bóc' F0 ra khỏi cộng đồng

Hà Nội sẽ xét nghiệm diện rộng có trọng điểm từ ngày 27/8 đến ngày 4/9 với tổng số khoảng 200.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và chia làm 2 giai đoạn. CDC Hà Nội cho biết người dân có quyền giám sát quá trình lấy mẫu.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Hà Nội tiếp tục xét nghiệm sàng lọc diện rộng có trọng điểm 

Ngày 28/8, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch về xét nghiệm sàng lọc diện rộng có trọng điểm để phát hiện ca nhiễm Covid-19.

Trước đó, đợt xét nghiệm diện rộng triển khai từ ngày 9 đến 22/8 đã lấy được hơn 1,1 triệu mẫu, phát hiện 83 trường hợp dương tính, còn lại đều âm tính. Trong đó, số ca mắc phát hiện nhiều nhất tại quận Đống Đa với 48 ca, Hoàng Mai 14 ca.

Theo đánh giá chung, tình hình dịch đợt 4 phức tạp hơn các đợt trước về quy mô số bệnh nhân và mức độ lây lan ở 29/30 quận, huyện, thị xã với nhiều chùm ca bệnh không xác định rõ nguồn lây, xuất hiện các ổ dịch quy mô phường (Văn Miếu, Văn Chương - Đống Đa, Chương Dương - Hoàn Kiếm...), ghi nhận sự lây lan trong khu chung cư (HH4C Linh Đàm, Hoàng Liệt - Hoàng Mai), lây nhiễm trong chuỗi vận chuyển cung ứng hàng hóa, thực phẩm (Công ty Thanh Nga - Hai Bà Trưng; Công ty Viettel Logistics - Bắc Từ Liêm)...

Hiện trên Hà Nội còn xuất hiện những ca bệnh rải rác, tản mát trong cộng đồng, đặc biệt là các ca bệnh phát hiện qua sàng lọc ho, sốt; đã xuất hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh trong các chuỗi cung ứng, công sở, chợ, khu dân cư, khu chung cư...

Do đó, TP tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa "thời gian vàng" các ngày giãn cách xã hội để thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện các F0 tại cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị.

Theo kế hoạch, TP sẽ xét nghiệm diện rộng có trọng điểm từ ngày 27/8 đến ngày 4/9 với tổng số khoảng 200.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và chia làm 2 giai đoạn.

Sau ngày 6/9, tùy theo tình hình diễn biến dịch trên địa bàn, TP dự kiến xây dựng 2 kịch bản xét nghiệm.

Kịch bản 1: khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quận, huyện, thị xã đã có nguy cơ cao từ trước, với các ca mắc tăng cao, phải thực hiện phong tỏa.

Trên cơ sở đó, thành phố sẽ lấy 800.000 mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ cao tại 12 quận, huyện (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín); các trường hợp nguy cơ như người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng...

Kịch bản 2: tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quận và một số khu vực của các huyện với các ca mắc lớn, phải thực hiện giãn cách nghiêm toàn TP.

Thành phố sẽ lấy 1,5 triệu mẫu xét nghiệm tại khu vực nguy cơ cao tại 12 quận; khu vực nguy cơ tại các huyện, thị xã; các trường hợp nguy cơ như người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng, người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác...

Cả 2 kịch bản đều dự kiến thực hiện trong 7 ngày. Việc lấy mẫu được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Người dân hãy đi xét nghiệm

Trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp người dân e ngại khi đi xét nghiệm. Họ sợ lây nhiễm bệnh trong quá trình lấy mẫu. Điều này khiến cho công tác phòng chống dịch gặp không ít khó khăn.

Lực lượng y tế thì ra sức kêu gọi, tuyên truyền người dân đi lấy mẫu, còn Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh trong một chuyến thị sát tại ổ dịch Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân)- điểm nóng của Thành phố Hiện nay từng tuyên bố “toàn bộ người trong khu phong tỏa đều phải coi là F1, phải xét nghiệm. Ai không thực hiện thì phải đưa đi cách ly tập trung”.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhân viên lấy mẫu không phải thay găng tay ngay sau một lần lấy.
Tuy nhiên, sau mỗi lần thực hiện lấy mẫu, nhân viên y tế phải sát khuẩn tay cẩn thận bằng cồn. Nếu lấy mẫu cho người này, chưa sát khuẩn mà lấy mẫu cho người kia là sai quy định.

“CDC Hà Nội đã có chỉ đạo tới tất cả đơn vị, nhân viên y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu, yêu cầu phải có đồ bảo hộ, găng tay đạt chuẩn khi làm việc. Găng tay không cần thay liên tục, nhưng việc sát khuẩn liên tục là bắt buộc”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng chia sẻ, khi thực hiện lấy mẫu cho số lượng người quá lớn, cũng có thể xảy ra trường hợp một số nhân viên quên quy trình chuẩn. Trong tình huống này, người dân có quyền giám sát nhắc nhở, yêu cầu người lấy mẫu sát khuẩn đầy đủ trước khi lấy mẫu cho mình.

Do đó, ông Tuấn lưu ý, người dân khi được mời đi lấy mẫu xét nghiệm, việc trang bị khẩu trang đầy đủ là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cần tuân thủ quy định về giãn cách. Đặc biệt, nếu thấy nhân viên y tế sơ suất, quên việc sát khuẩn, người dân có quyền nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho bản thân. Ngoài ra, CDC có các đội giám sát, hỗ trợ quận, huyện để đôn đốc, nhắc nhở việc tuân thủ các quy định chuyên môn về công tác lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản…

Ngoài ra với những người khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng cần liên hệ với y tế địa phương để được hướng dẫn và làm làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !