Việt Nam - Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong

Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay thủy điện.

Sáng 15/3, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường chính sách công - Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nhằm phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn”.

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, TS. Trần Thị Hồng Minh đánh giá kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, theo đó, nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn và sẽ liên tục tăng nhanh. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiêt, để vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng vừa đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay thủy điện.

{keywords}
Việt Nam - Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong.

Trong những năm gần đây, hợp tác của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion-GMS gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc) đã gia tăng đáng kể. Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong ASEAN. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của ASEAN và ASEAN +, các nước ở khu vực GMS cũng đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, đầu tư đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường…. Trong đó, năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, gắn kết mật thiết với quá trình hợp tác và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

“Nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng một cách bền vững ở khu vực GMS, Việt Nam đã thường xuyên, chủ động trao đổi với các quốc gia thành viên. Trong quá trình đó, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ tích cực của các đối tác ở cả trong và ngoài khu vực GMS”, Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Dù đều được dự báo tăng nhu cầu năng lượng trong thập niên tới, các nước thành viên GMS sẽ khó có thể phát triển bền vững và hiệu quả nếu chỉ xây dựng chính sách năng lượng một cách độc lập, không hài hòa với nhau. Chính ở đây, khu vực GMS vẫn cần gia tăng hợp tác nhằm hướng tới một chính sách năng lượng bền vững và hài hòa ở cấp vùng.

Giáo sư Fukunari Kimura, Khoa Kinh tế Đại học Keio, chuyên gia kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu ASEAN và Đông Á (ERIA) đánh giá tiểu vùng sông Mekong là khu vực thành công về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong 3 thập kỷ qua.

Tuy vậy, giá năng lượng thấp do COVID-19 dường như đang làm chậm quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp.  Bên cạnh đó, các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường đang nổi lên là vấn đề cấp bách trong tiểu vùng. Ông cũng nhấn mạnh giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vũng không nhất thiết phải là sự đánh đổi.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, các quốc gia tham gia vào cơ chế hợp tác tiểu vùng, ngoại trừ những đối tác chính bên ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đều có năng lực kinh tế khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, hiệu quả thực thi của một số cơ chế hoặc sáng kiến còn thấp; quá nhiều cơ chế hợp tác chồng chéo và trùng lắp các lĩnh vực, nội dung ưu tiên. Một số cơ chế còn sử dụng dự án của đối tác khác, dẫn đến những con số ảo và không phản ánh chính xác thực tế hợp tác trong khu vực.

Theo nhận định của Giáo sư Masahiro Sugiyama, Viện Sáng kiến tương lai, Đại học Tokyo, Việt Nam là một trong bốn quốc gia có mức tiêu thụ điện lớn nhất ASEAN. Với sự phát triển của thủy điện, điện mặt trời và điện gió, Việt Nam hiện đang vươn lên dẫn đầu thị phần năng lượng tái tạo hiện đại trong ASEAN. Trong đó, điện mặt trời phát triển đặc biệt nhanh, vượt qua Malaysia và Thái Lan, đạt công suất lắp đặt pin mặt trời lớn nhất trong khu vực.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh năng lượng. Ông cũng đề xuất Việt Nam cần đảm bảo cơ cấu năng lượng cân bằng hơn hơn giữa thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu năng lượng ở mức độ hợp lý từ các quốc gia “thặng dư” năng lượng đến các quốc gia thiếu hụt năng lượng thay vì các quốc gia cố gắng tự cung, tự cấp; đồng thời, cần thúc đẩy thảo luận thực chất hơn về năng lượng và phát triển bền vững với các nước GMS, nâng cao năng lực đánh giá tác động môi trường của các dự án năng lượng dọc sông Mekong.

Thảo Nguyên

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !