Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các cuộc đụng độ vũ trang ở Somalia

Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các cuộc đụng độ vũ trang ở Somalia, bởi đây là một trong những nguyên nhân trung tâm gây mất ổn định ở Somalia.

Hôm 25/5, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã họp công khai về tình hình Somalia và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Somalia (UNSOM).

Phát biểu tại cuộc họp, quan chức cấp cao của LHQ tại Somali nhấn mạnh sau vài tuần căng thẳng chính trị gia tăng, các nhà lãnh đạo Somali đã nối lại đàm phán tại thủ đô, nơi mà bầu không khí tích cực chiếm ưu thế và thỏa thuận tổ chức bầu cử được mong chờ sớm thi hành ngay lập tức.

{keywords}
Trẻ em Somalia là đối tượng dễ bị tổn thương do xung đột chính trị. (Ảnh: UNICEF)

Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ, Trưởng Phái bộ hỗ trợ LHQ tại Somalia (UNSOM) James Swan và Đại diện Đặc biệt của Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (SRCC) tại Somalia, Trưởng Phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) Francisco Madeira đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.

Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Somalia Mohamed Abdirizak Mohamud cũng được mời tham dự và phát biểu tại cuộc họp.

Tiến trình chính trị tại Somalia được cho hiện vẫn gặp nhiều trở ngại. Việc Hạ viện Somalia thông qua Luật đặc biệt thay thế Thỏa thuận ngày 17/9/2020 trước đây đã làm cho tình hình càng thêm phức tạp, trong đó các cuộc đụng độ vũ trang, bạo lực diễn ra ngày 25/4 đã có nguy cơ bùng phát thành xung đột.

Do đó, hôm 1/5, Hạ viện Somalia đã quyết định hủy bỏ Luật đặc biệt nhằm hạ nhiệt sức ép trong nước và hướng tới các cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Các báo cáo viên cũng ghi nhận nỗ lực của Thủ tướng Muhammed Hussein Roble trong việc tổ chức đối thoại giữa Chính phủ Liên bang và các bang thành viên.

Các nước thành viên HĐBA phát biểu ủng hộ tiến trình bầu cử sắp tới tại Somalia và ghi nhận nỗ lực của Thủ tướng Somalia trong thúc đẩy đối thoại giải quyết những khác biệt về chính trị và hướng tới đồng thuận về thời gian và lộ trình bầu cử.

Trước đó, chính quyền hợp pháp của Tổng thống Mohamed Abdullahi Mohamed, thường được biết đến với cái tên là Farmajo, đã gây ra nhiều nghi ngại từ tháng Hai khi nhiệm kỳ của ông đã kết thúc mà bầu cử tổng thống mới vẫn chưa được tiến hành.

Tới đầu tháng Tư, dự luật gia hạn nhiệm kỳ Tổng thống của ông Mohamed thêm hai năm được đưa ra mà bỏ qua Thượng viện sau khi được Hạ viện thông qua.

Các đảng đối lập chính phủ đã lên tiếng phản đối bởi cho rằng đó là hành động phi hiến pháp nhằm bám lấy quyền lực và bản thân dự luật này cũng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Các nước thành viên HĐBA LHQ bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công khủng bố nhằm vào dân thường và lực lượng của LHQ. Nhiều ý kiến chia sẻ với những khó khăn mà Somalia đang đối mặt, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu. Các nước ủng hộ vai trò, hoạt động của UNSOM, AMISOM và các tổ chức khu vực trong hỗ trợ Chính phủ Somalia.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh, việc theo đuổi hòa bình, ổn định và phát triển ở Somalia cần được thực hiện theo một tiến trình chính trị do Somalia làm chủ và dẫn dắt trên cơ sở Thỏa thuận ngày 17/9/2020. Đại sứ bày tỏ quan ngại trước các cuộc đụng độ vũ trang ở thủ đô Mogadishu và cho rằng đụng độ vũ trang, chia rẽ chính trị là nguyên nhân trung tâm gây mất ổn định ở Somalia.

Về tình hình an ninh, Đại diện Việt Nam lên án mạnh mẽ bạo lực và các cuộc tấn công khủng bố gần đây của lực lượng Al-Shabaab nhằm vào dân thường, quan chức chính phủ, lực lượng an ninh Somalia, Phái bộ AMISOM. Đại sứ đề nghị Chính phủ Somalia nỗ lực triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh cho dân thường và đẩy mạnh điều tra các vụ vi phạm, giết hại nhằm vào dân thường, đặc biệt là trẻ em, và đưa thủ phạm ra trước pháp luật.

Về tình hình kinh tế, xã hội, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ chia sẻ với những khó khăn của Somalia trước sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều khu vực ở Somalia và cho rằng các cuộc khủng hoảng do thiên tai là mối đe dọa và thách thức lâu dài đối với Somalia, làm cho tình hình ngày càng thêm tồi tệ và tác động tiêu cực đến đại bộ phận dân cư vốn đã bị tổn thương do nghèo đói và xung đột.

Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị LHQ, các tổ chức khu vực và quốc tế tăng cường hỗ trợ Somalia thông qua các chương trình nhân đạo và các dự án phát triển kinh tế. Đại sứ nhắc lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với Somalia trong các nỗ lực hướng đến mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !