Vì sao Mỹ có ý định bố trí hệ thống tên lửa đắt giá nhất tại Guam?

Quân đội Mỹ đang xem xét đề nghị bố trí hệ thống tên lửa đắt giá nhất thế giới của mình tại Guam để đối phó triệt để với các mối quan ngại đang gia tăng từ Trung Quốc.

Theo báo cáo của Forbes, gần đây Washington đang tăng cường triển khai lực lượng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đề nghị, Quân đội Mỹ nên triển khai thêm một hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa tại căn cứ đảo Guam để đề phòng tên lửa Trung Quốc.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Philip Davidson đã bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh ở đảo Guam. Ông Davidson cảnh báo rằng, trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của mình tiêu diệt toàn bộ các trang thiết bị Mỹ bố trí tại đảo Guam như máy bay ném bom, máy bay chiến đấu hạng nặng, thậm chí đảo Guam có thể bị “xóa khỏi bản đồ” chỉ trong vài lượt tấn công.

{keywords}
 Mỹ bố trí nhiều vũ khí hiện đại tại đảo Guam. Nguồn: Sina.

Ông Davidson cho rằng, giải pháp cho vấn đề này là triển khai hệ thống chống tên lửa Aegis trên đảo Guam. Hệ thống này có thể đóng vai trò là trụ cột phòng thủ của Mỹ trong khu vực.

Theo báo cáo, đảo Guam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, cách Trung Quốc khoảng 2.897 km, căn cứ này đủ gần để được Mỹ sử dụng như một cơ sở cho máy bay ném bom, tàu chiến và máy bay trinh sát ở khu vực châu Á. Nó cũng là đủ xa để tránh khỏi các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường từ hướng châu Á.

Tại đảo Guam, căn cứ Không quân Anderson là căn cứ lớn nhất của Mỹ có thể chứa hàng trăm máy bay. Các nhà hoạch định chiến lược của Quân đội Trung Quốc cũng nhận thức được giá trị của căn cứ này đối với Mỹ, do đó, Bắc Kinh đã bố trí tên lửa DF-26 với tầm bắn khoảng 4.000 km nhằm vào căn cứ này.

Tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức đưa loại tên lửa này vào trực chiến. Bắc Kinh đã thành lập một lữ đoàn với ít nhất 22 bệ phóng di động DF-26. Lữ đoàn này được giao hai nhiệm vụ chính: tiến hành phản công hạt nhân nhanh chóng và tấn công chính xác các mục tiêu ở đất liền cùng tàu chiến cỡ vừa trên biển. Theo CCTV, Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 2.500 tên lửa DF-26.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhấn mạnh, ngoài DF-26, máy bay ném bom H-6 với tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc có thể tấn công tới Guam từ ngoài khu vực phòng thủ. Cùng với đó, tàu chiến của Bắc Kinh được trang bị tên lửa YJ-18 cũng được sử dụng để đối phó với lực lượng Mỹ ở căn cứ Anderson từ cự ly gần 500 km.

{keywords}
Tổ hợp Aegis Ashore được Mỹ triển khai tại Romania. Nguồn: Sina.

Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ tin rằng, trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh quy mô lớn với Trung Quốc, ít nhất sẽ có một vài tên lửa bay tới đảo Guam và cuộc sống của hàng ngàn người Mỹ, máy bay chiến đấu trị giá hàng trăm triệu USD cùng khả năng tấn công tầm xa của Không quân Mỹ sẽ bị đe dọa.

Đây cũng là lý do tại sao Washington đã triển khai một loạt các hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đảo Guam. Cùng với đó, Mỹ cũng đang khẩn trương triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 tại căn cứ này.

THAAD và Patriot đều là hệ thống đánh chặn tên lửa trong gia đoạn cuối, nó chưa đủ đảm bảo an ninh cho Guam, do vậy Mỹ cần thêm hệ thống đánh chặn tên lửa trong giai đoạn giữa ở căn cứ này. Tên lửa SM-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách xa hơn, là ứng cử viên hàng đầu để bố trí tại Guam.

Hiện, có hai cách để phóng tên lửa SM-3, đó là sử dụng tàu chiến được trang bị hệ thống Aegis hoặc sử dụng hệ thống Aegis phóng trên mặt đất. Trong đó, sử dụng hệ thống Aegis trên đất liền có chi phí thấp hơn so với tàu khu trục. Do vậy, Đô đốc Mỹ đã đề nghị bố trí hệ thống này ở Guam trong thời gian tới. Tuy nhiên, liệu Quốc hội Mỹ có nhất trí chi hàng tỉ USD để thiết lập hệ thống này trên đảo Guam hay không vẫn là điều khó đoán.

Cùng với việc đề nghị bố trí hệ thống Aegis ở Guam, Lầu Năm Góc cũng đang rót hàng trăm triệu USD vào căn cứ trên đảo Wake, hòn đảo nằm giữa đảo Guam và Hawaii do Không quân Mỹ điều hành, để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Căn cứ trên đảo Wake có thể sử dụng như một phương án dự phòng cho quân đội Mỹ trong trường hợp các căn cứ lớn ở đảo Guam và Hawaii bị tấn công. Căn cứ này cũng có thể được triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa. Việc nâng cấp căn cứ ở đảo Wake cũng là một phần trong chiến lược tạo ra hệ thống phòng thủ nhiều lớp ở Thái Bình Dương, trải dài từ các căn cứ ở Philippines, Nhật Bản đến Hawaii. Trong đó đảo Guam đóng vai trò là tuyến phòng thủ thứ 2.

Trung Quốc phát triển lực lượng viễn chinh thách thức Mỹ

Trung Quốc phát triển lực lượng viễn chinh thách thức Mỹ

Trung Quốc đang tăng cường chế tạo các tàu đổ bộ cỡ lớn để phát triển lực lượng viễn chinh, từng bước hình thành khả năng răn đe đối với Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !