Quảng Trị: Tuyên truyền về phòng, chống nạn tảo hôn và mua bán người cho học sinh dân tộc

Những buổi truyền thông về nạn tảo hôn và mua bán người được triển khai dưới cờ vào thứ 2 tại Quảng Trị sẽ giúp các em học sinh có kiến thức, kỹ năng về phòng chống mua bán người.

“Khi xem xong tập phim số 7, em thấy bạn Mỉ bị lừa bán qua Trung Quốc vì bạn Mỉ lên mạng tìm kiếm việc làm, xong kết bạn làm quen với anh Hùng. Sau đó, Mỉ bị anh Hùng dụ dỗ bằng cách mua quà, mua quần áo đẹp và hẹn gặp ở ngoài đời rồi đưa qua Trung Quốc bán”, đây là chia sẻ của một học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tà Long tại buổi truyền thông mở rộng giới thiệu nền tảng trực tuyến Em vui do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tổ chức vào ngày 28/11.

Buổi truyền thông được diễn ra vào giờ Chào cờ sáng thứ 2 đầu tuần tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tà Long (xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số - dự án Em Vui”.

Chung tâm trạng với học sinh trên, Hồ Văn Vĩ, học sinh người dân tộc Vân Kiều cho biết, em rất vui khi được biết và trải nghiệm ứng dụng nền tảng này. Với nhiều nội dung phong phú, Vĩ học được nhiều môn, đặc biệt là các kỹ năng về phòng, chống buôn bán người.

Cậu học trò này cho biết, đây là lần đầu tiên cậu được đọc, được xem và biết đến một phần mềm có đầy đủ các thông tin hướng dẫn về các kiến thức phòng, chống mua bán người như: các thủ đoạn của bọn mua bán người hay sử dụng; những nguy cơ dễ trở thành nạn nhân mua bán người; cách bảo vệ bản thân ra sao để không rơi vào cạm bẫy…

Học sinh Quảng Trị được tham gia truyền thông về tảo hôn và buôn bán người

Được biết, tại buổi truyền thông mở rộng cho học sinh toàn trường, cán bộ dự án Em Vui thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đã giới thiệu cho học sinh toàn trường về dự án, về nền tảng Em Vui với các sản phẩm giáo dục truyền thông thân thiện như bộ phim hoạt hình “Hành trình của Mỉ” nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng về nạn tảo hôn và phòng, chống mua bán người.

Tập phim kết thúc với hàng loạt câu hỏi, tình huống được đặt ra xoay quanh Mỉ. Nhân đây, các cán bộ dự án cũng đã trao đổi chia sẻ về những khía cạnh liên quan đến chủ đề phòng, chống mua bán người.

TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội cho biết, Em Vui mong muốn trở thành địa chỉ thân thiết và tin cậy của các bạn thanh thiếu niên nói chung và các bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị.  TS Khuất Thu Hồng hy vọng các bạn trẻ sẽ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích, những câu chuyện thú vị giúp các bạn trở nên hiểu biết hơn và tự tin hơn.

Với mong muốn là người bạn động hành, tin cậy giúp các em lớn lên và trưởng thành một cách an toàn, khoẻ mạnh hơn, TS Khuất Thu Hồng cho biết, dự án luôn nỗ lực để cung cấp cho các em những kiến thức hữu ích.

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !