Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa nói lên điều gì?

Các tư liệu cho thấy các Nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, đến ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Triển lãm “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử, pháp lý” bao gồm những bản đồ và tư liệu trưng bày là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Các tư liệu cho thấy các Nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Triển lãm cho thấy, năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho hoàn thành bộ Hồng Đức bản đồ gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài và biển, đảo tỏa ra khắp Đông Hải (Biển Đông). Giữa Biển Đông có một địa danh mới được đánh dấu là Bãi Cát Vàng. Đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực nam Biển Đông.

Đến năm 1711, sau khi tiếp nhận vùng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho Mạc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý Trường Sa hải chử (tức là quần đảo Trường Sa ngày nay). Trường Sa chính thức được người Việt Nam quản lý về mặt nhà nước.

Năm 1802, vua Gia Long lập ra vương triều Nguyễn, cai quản một nước Việt Nam thống nhất như ngày nay. Năm sau ông cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đến năm 1816, bằng các hoạt động liên tục thăm dò đường biển, thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, ông đã cắm một cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: “Vào năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta". Ông cũng đồng thời xuất bản An Nam đại quốc hoạ đồ, có tọa độ rõ ràng, đánh dấu một cách tuyệt đối chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam, mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc được.

Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh. Đội Thủy quân là đội quân chính quy của nhà nước, hoạt động trên toàn tuyến biển đảo của nước Việt Nam thống nhất.

Vua Minh Mệnh đã đưa hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất của thời quân chủ với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Mỗi chuyến ra đi Hoàng Sa, Trường Sa đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc, thuyền phải chạy thẳng về kinh đô báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

Bước sang các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức, các hoạt động chủ quyền này vẫn được duy trì nhưng không được thường xuyên như trước, rồi chìm dần vào trong ký ức khi vương triều và đất nước không còn giữ được nền độc lập.

Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa nói lên điều gì? - ảnh 1

Châu bản triều Nguyễn, tư liệu quan trọng minh chứng Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa (ảnh Hồng Chuyên)

Năm 1909, lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam đang bị mất chủ quyền và thực dân Pháp chiếm giữ chủ quyền của Việt Nam lại chưa có điều kiện quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong là kẻ có côngphát hiện” và tùy tiện đặt tên mới cho các đảo, mở đầu giai đoạn tranh chấp, tranh biện trên Biển Đông kéo dài cho đến tận ngày nay.

Bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng, là toàn bộ nội dung và chất liệu của cuộc triển lãm. Tuy nhiên, trong cuộc triển lãm này, Ban tổ chức không thể giới thiệu toàn bộ các nguồn tư liệu đã tập hợp được, mà tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn trong hòa bình. Tư liệu ở các giai đoạn trước thế kỷ XVII và sau thế kỷ XIX chỉ được giới thiệu ở mức độ cần thiết và hợp lý, vừa làm cơ sở cho người xem hiểu rõ ngọn nguồn lịch sử chủ quyền của Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, tiếp nối, với quyết tâm bảo vệ đến cùng mỗi tấc đất, tấc biển của tổ tông, bất chấp những diễn biến phức tạp và khó khăn khôn lường của tình hình.

Như vậy hoạt động cung cấp, công bố những thông tin có hệ thống của một cuộc triển lãm đã giúp người dân xâu chuỗi toàn bộ quá trình thực thi chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với cách diễn giải theo quá trình lịch sử lại được minh chứng bằng những bằng chứng cụ thể rõ ràng, triển lãm này càng khẳng định rã ràng, minh bạch, thuyết phục rằng ”chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể tranh cãi”.


Hồng Chuyên (ghi)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !